Thế
nào là ĐIÊN? Có bao nhiêu kiểu ĐIÊN? Và ĐIÊN là tốt hay xấu?
Tôi
đã sống gần 10 năm với thương hiệu ĐIÊN, nhưng tôi vẫn luôn tự hào với sự
ĐIÊN đó, bởi vì tôi hiểu thế nào là ĐIÊN.
Có
3 dạng người ĐIÊN:
1. Những người “nhặt lá đá ống bơ”
Những
người này bị tổn thương dây thần kinh não bộ. Họ hành động hoàn toàn vô thức,
suốt ngày lang thang, nói nhảm, và có những hành vi gây nguy hại cho bản thân
và những người khác.
Thường
sẽ bị nhốt trong nhà thương điên để điều trị.
2. Những người mong muốn điều tốt đẹp
hơn nhưng không chịu làm gì để thay đổi
Đây
là mẫu người chiếm đa số trong thế giới loài người. Những con người viển vông,
hão huyền, hoang tưởng. Sống chỉ biết mơ mộng cuộc sống như trong phim nhưng
lại không dám từ bỏ công việc đang phải chịu đựng hàng ngày, không chịu học hỏi
thêm, không dám mạo hiểm lao vào những thử thách mới và làm việc mình yêu
thích, không muốn đầu tư cho những lợi ích lâu dài trong tương lai mà chỉ
biết víu chặt vào những gì đang hiển hiện trước mắt. Để rồi lựa chọn giải pháp an
toàn, nhàn hạ và ít tốn kém nhất là ngồi xem ti vi và thỏa mãn với cuộc đời của
những người không có thực.
Đặc
điểm chung của những người này là SỢ HÃI.
3. Những người khát khao và hành động để
THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Họ
không quan tâm mọi ngưòi nghĩ gì, nói gì về họ, họ chỉ tập trung làm những
điều họ đam mê và cho là đúng. Nếu kế hoạch của họ không thành công,
suốt đời họ bị coi là kẻ dở hơi, sống phí, nhưng nếu thành công thì họ được coi
là những thiên tài.
Gottlieb
Daimler và Wilhelm Maybach thật điên rồ khi cho rằng người ta có thể cưỡi trên
một thứ chạy nhanh, khỏe hơn cả ngựa. Và xe máy ra đời.
Hai
anh em Orvill Wright và Wilbu Wright thật điên rồ khi cho rằng con người có thể
bay trên trời. Và máy bay ra đời.
Philo
Farnsworth thật điên rồ khi có ý định đưa cả thế giới sống động vào chiếc hộp
nhỏ. Và tivi ra đời.
Alexander
Graham Bell thật điên rồ khi cho rằng người ta có thể nói chuyện với nhau khi
đang ở cách xa hàng vạn dặm. Và điện thoại ra đời.
Thomas
Edison còn điên rồ hơn nữa khi cho rằng mình có thể treo ngược ngọn đèn lên
trần nhà mà vẫn cháy. Và bóng đèn điện ra đời.
Steve
Jobs cũng điên rồ không kém khi cho rằng một chiếc máy tính có thể xóa sổ cuốn
sổ tay cả về mặt kích thước, trọng lượng và đương nhiên là cả tiện ích. Và Ipad
ra đời.
Họ
là những người ĐIÊN vĩ đại, những người mà không ai khuyên bảo được họ làm
theo những gì được cho là ‘ĐÚNG’.
Cuộc
đời này hầu hết ai cũng thấy mình là đúng, người khác là sai và yêu cầu mọi
người phải thay đổi theo ý của mình. Cũng có 2 lý do cho điều này:
1. Tìm ra điểm xấu của người khác luôn
luôn là điều dễ làm nhất
Người
ta thường chỉ biết chỉ trích, công kích người khác nhưng có mấy ai thấu hiểu
những câu “tiên trách kỷ hậu trách nhân” hay “nói người phải sờ lên gáy
mình”? Có ai là hoàn thiện không, nếu có thì đó không phải là người, vì
“nhân vô thập toàn”. Vậy tại sao bản thân mình cũng đầy rẫy những điểm xấu
nhưng không chịu tự mình xem lại mình, tự mình phải thay đổi mà cứ chê bai, xúc
phạm người khác, yêu cầu người khác phải thay đổi?
2. Kinh nghiệm sống lâu năm
Ai
cũng biết người sống lâu thì kinh nghiệm sống càng nhiều. Nhưng có mấy người
nhận thức được kinh nghiệm đó là gì, để làm gì?
Những
người suốt đời sống trong nghèo khổ cả về vật chất lẫn tinh thần thì kinh
nghiệm của họ chỉ là những kinh nghiệm của người nghèo khổ, bệnh tật - kinh nghiệm làm
nghèo, kinh nghiệm chữa bệnh. Vậy có đáng để học hỏi không trong khi chúng ta cần phải học những kinh
nghiệm làm giàu, kinh nghiệm sống khỏe mạnh, hạnh phúc?
Họ
luôn biện minh rằng vì cuộc đời họ nghèo khổ nên bây giờ họ biết phân biệt
đúng-sai để khuyên bảo người khác. Nếu họ có khả năng nhận biết đúng-sai tại
sao họ không tự mình làm những điều đúng để thay đổi cuộc đời chính họ mà chỉ
biết xúi giục, áp đặt người khác?
Ở
VN chắc cũng có nhưng truyền thông không phổ biến, ở phương Tây tôi biết rất
nhiều người đã qua tuổi 60 nhưng họ vẫn luôn đi lùng sục các khóa học về tư duy
sống của những diễn giả nổi tiếng. Và sau khóa học, chỉ mất 2 năm họ có được
gấp 2 lần những gì họ phải khổ sở tìm kiếm, tích lũy suốt 60 năm qua cả về tiền
bạc, danh vọng, hạnh phúc. Đấy mới chính là mẫu người biết nhận thức đúng-sai.
Vì
sao rất nhiều người học cao nhưng lại vẫn nghèo khổ, nhưng có nhiều người ít
học lại thành đạt? Nguyên do là cách học. Học vị cao, bằng cấp nhiều nhưng chỉ
học được kiến thức, kinh nghiệm từ toàn những người giáo viên, cha mẹ, cô dì
chú bác… cũng đang phải vật lộn với cuộc sống lam lũ. Những người ít học nhưng
thành đạt vì họ không theo khuôn mẫu, lối mòn cũ, họ làm ngược lại những gì mà
những người nghèo khổ kia khuyên bảo họ.
Người
giàu có thì họ chẳng khuyên răn, chỉ bảo ai bao giờ. Mỗi khi được xin lời
khuyên, họ luôn nói rằng "Tôi chỉ chia sẻ những gì tôi đã làm để có ngày
hôm nay chứ tôi không khuyên bạn. Bạn không cần tin những gì tôi nói và tự lựa
chọn quyết định cho mình".
Con
người ta ai cũng có đầu óc, người ta chỉ nghe theo lời khuyên của những người
mà họ chứng minh được sự thành đạt, viên mãn của họ. Đấy là sự học hỏi khôn
ngoan, con đường dẫn đến thành công nhanh nhất.
Là
một người ĐIÊN dạng 3, tôi rất tâm đắc câu nói của Gia Cát Lượng “se sẻ làm sao
hiểu chí đại bàng”.
Chỉ những người biết 'điên' mới tạo ra thế giới
ReplyDelete