9/24/16

99 thiếu 1


Có vị Quốc vương kia nắm thiên hạ trong tay, theo lý thì nên thấy thỏa mãn, nhưng sự thật không phải là như vậy…
Quốc vương luôn cảm thấy buồn bực. Ông thường thắc mắc tại sao cuộc sống của ta không hài lòng, dù cho ta có tham gia tiệc tùng dạ hội cùng bạn bè, nhưng đều không thể giải quyết được sự tình. Phải chăng ta còn thiếu gì đó?
Một ngày nọ, Quốc vương dậy sớm, ông quyết định đi dạo quanh hoàng cung. Khi Quốc vương đi đến ngự thiện phòng, ông nghe được có người hát một bài ca nghe rất vui nhộn. Đi theo tiếng hát, Quốc vương nhìn thấy một đầu bếp đang ca hát, trên khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc và vui vẻ.
Quốc vương thấy thật là kỳ quái, ông lại gần hỏi đầu bếp: “Tại sao khanh lại vui và hạnh phúc như vậy?”.
Đầu bếp đáp: “Bệ hạ, thần chẳng qua là một đầu bếp, nhưng thần lại có khả năng đem lại cho vợ con thần niềm vui. Chúng thần không cần nhiều lắm, chỉ cần một nhà tranh, trong bụng không thiếu cơm, thế là đã đủ rồi. Vợ của thần cùng con là trụ cột tinh thần của thần. Khi thần mang về nhà dù là một chút đồ ăn họ đều có thể thỏa mãn. Sở dĩ, thần mỗi ngày vui cười như vậy, là vì gia đình thần mỗi ngày đều cười vui”.
Nghe đến đó, Quốc vương cảm thấy rất mơ hồ, khó hiểu. Ông trở về cung triệu mời Tể tướng để hỏi về vấn đề này. Tể tướng đáp: “Bệ hạ, thần tin tưởng rằng đầu bếp này còn chưa trở thành '99 thiếu một'”.
Quốc vương kinh ngạc hỏi: “‘99 thiếu một’ hả? ‘99 thiếu một’ là cái gì?”.
Tể tướng trả lời: “Tâu bệ hạ, để biết rõ 99 thiếu một là cái gì, xin ngài làm một món đồ như thế này. Trong một cái bọc, bỏ vào 99 miếng tiền vàng, sau đó, đem cái bao để ngoài cửa nhà bếp, người rất nhanh sẽ minh bạch cái gì là 99 thiếu một”.
Quốc vương nghe theo lời tể tướng, cho người đem bao vải đựng 99 miếng vàng đặt ở trước cửa nhà bếp.
Đầu bếp khi tới làm việc, phát hiện trước cửa có một bao vải, đầu bếp hiếu kỳ đem bọc vải thấy được vào trong phòng. Anh ta mở bọc ra, vô cùng kinh ngạc, sau rồi mới mừng rỡ la lớn: “Tiền vàng! Tất cả đều là tiền vàng! nhiều tiền vàng!”.
Đầu bếp đổ bọc vàng trên bàn và bắt đầu đếm tiền vàng, chỉ được 99 miếng. Đầu bếp cho rằng không phải là số này, thế là anh ta đếm lại một lần nữa, đúng thật là 99 miếng.
Anh ta bắt đầu buồn bực: “Không có lý do gì mà chỉ có 99 miếng? Không có người nào chỉ bỏ 99 miếng được, như vậy một miếng kia chạy đi đâu rồi hả?”.
Đầu bếp bắt đầu tìm kiếm, anh tìm hết cả gian phòng, lại chạy ra ngoài sân tìm khắp cả, cho tới lúc kiệt sức, anh ta mới hoàn toàn tuyệt vọng, uể oải, thất vọng.
Sau đó, đầu bếp mới nghĩ ra một cách. Anh ta quyết định từ ngày mai trở đi, cố gắng làm gấp đôi công việc, sao cho mau chóng kiếm đủ một miếng vàng. Nghĩ tới lúc có 100 miếng vàng, trở thành tài phú, đầu bếp lại càng quyết tâm.
Sáng hôm sau, đầu bếp vì tối qua quá mệt mỏi, nên anh dậy muộn. Anh ta cảm thấy tức giận, quát tháo vợ con, tại sao không gọi anh dậy sớm, ảnh hưởng tới mục tiêu lớn của anh ta.
Anh vội vàng chạy vào hoàng cung, không hề giống như ngày xưa tung tăng, thoải mái, cũng không hát hò, huýt gió nữa. Từ hôm đó, anh chỉ có vùi đầu, dốc sức liều mạng mà làm việc, anh không hề biết rằng Quốc vương đang lặng lẽ quan sát mình.
Chứng kiến quá trình đầu bếp thay đổi thật nhanh như thế, Quốc vương rất khó hiểu, tự nhiên có được nhiều tiền vàng như vậy phải mừng rỡ, mừng rỡ hơn cả xưa mới đúng chứ. Quốc vương lần nữa hỏi thăm Tể tướng.
Tể tướng trả lời: “Tâu bệ hạ, đầu bếp này đã chính thức gia nhập ‘99 thiếu một’ rồi. ‘99 thiếu một’ chính là loại người như thế này: Họ có được rất nhiều, nhưng chưa bao giờ thỏa mãn, họ muốn dốc sức liều mạng cho công việc vì muốn kiếm thêm ‘1 miếng vàng’ kia. Cũng chỉ vì khát vọng nhanh chóng thực hiện ‘100 miếng vàng’ mà họ đau khổ”.

Cuộc sống đang hạnh phúc và mãn nguyện, bỗng nhiên xuất hiện mục tiêu phải có đủ “100 miếng vàng”. Vậy là, anh ta phải kiệt sức theo đuổi “1 miếng vàng” vô nghĩa mà không biết mình đang phải trả giá bằng cả một giá trị lớn hơn rất nhiều, đó là sự tự tại, an nhiên mình đang có.

Đâu là HẠNH PHÚC thực sự?


Ngày nay, đời sống con người được chia làm 2 dạng chủ đạo:
- Lối sống nhanh, nhiều theo kiểu phương Tây hiện đại
- Lối sống chậm, đơn giản theo kiểu phương Đông truyền thống.

Vậy hãy thử vài so sánh căn bản về 2 lối sống này nhé.

* Về thời gian:

- Lối sống hiện đại biến con người thành những CỖ MÁY bằng xương, bằng thịt. Họ làm việc với cường độ cao liên tục 8-10h/ngày. Chỉ còn ngày T7 để vui chơi, thư giãn, gặp gỡ, giao lưu... Ngày CN thì tranh thủ ngủ, nghỉ để tái tạo sức lao động, chuẩn bị cho một tuần căng thẳng tiếp theo. Thậm chí, có những người làm 2-3 jobs còn phải tranh thủ làm việc cả buổi tối và các ngày nghỉ.

- Người theo lối sống truyền thống thì thảnh thơi, bình lặng. Họ chỉ làm việc đủ cho cuộc sống cần thiết rồi từng bước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ luôn giữ sự CÂN BẰNG giữa gia đình – công việc – bản thân. Chuẩn mực là 8 tiếng ngủ nghỉ, 8 tiếng làm việc, 4 tiếng cho gia đình và 4 tiếng dành cho các hoạt động thư giãn cá nhân và học tập.

* Về dinh dưỡng:

- Chính vì không có thời gian rảnh rỗi nên người theo lối sống hiện đại phải “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Họ ăn những thức ăn nhanh, chế biến sẵn, ít giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, có người còn phải vừa ăn vừa làm việc, ăn xong mà không biết mình vừa ăn cái gì, mùi vị ra sao.

- Lối sống truyền thống thì ăn uống đơn giản nhưng lại đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng các nguồn dinh dưỡng TỰ NHIÊN từ rau củ quả. Khi ăn, họ chỉ tập trung cho bữa ăn, món ăn. Họ ăn thong thả và tận hưởng từng vị thơm, vị ngọt tự nhiên của thức ăn.

* Về thư giãn:

- Với kiểu sống phải “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thậm chí đi vệ sinh cũng phải tranh thủ, khẩn trương thì không thể có thời gian thư giãn trong ngày thường. Có chăng thì cũng là những thú vui “đốt” tiền như bar, massage, shopping... Do có tiền nhưng lại thiếu thời gian nên thú thư giãn chính của họ là những chuyến du lịch nhiều ngày trong những dịp nghỉ lễ lớn. Họ chọn những khách sạn tiện nghi và thường là phải xa cách với môi trường tự nhiên.

- Lối sống truyền thống thì luôn có đủ thời gian để thư giãn HÀNG NGÀY. Họ thư giãn bằng các hoạt động thể dục, thể thao. Họ thư giãn bằng những ly cafe cùng giai điệu nhạc du dương. Họ thư giãn bằng những món ăn do chính họ nấu trong bữa cơm gia đình... Và nếu đi du lịch thì họ tránh những ngày lễ lớn và luôn chọn những điểm dừng chân gần gũi thiên nhiên.

* Về sức khỏe:

- Lối sống hiện đại chính vì phải ăn những đồ ăn thiếu dinh dưỡng nhưng lại thừa độc tố và ít tập luyện thân thể, cộng thêm phải thường xuyên căng thẳng đầu óc nên sức đề kháng rất kém. Họ thường xuyên phải nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ, thuốc tân dược để điều trị những căn bệnh về thần kinh và nội tạng. Và đặc biệt, những trường hợp ‘bệnh tử’ như tiểu đường, ung thư... thì họ phải chấp nhận chịu chết vì họ chỉ tin vào y khoa hiện đại.

- Lối sống truyền thống luôn có sự cân bằng. Tập luyện đều đặn, ăn uống hợp tự nhiên, đầy đủ dinh dưỡng nên sức đề kháng rất tốt. Họ ít khi mắc bệnh, có chăng cũng chỉ là vài cơn cảm, sốt rồi TỰ KHỎI chứ không cần đến y khoa. Ngay cả nếu mắc ‘bệnh tử’ họ cũng không chịu đầu hàng khi y học hiện đại đã ‘bó tay’. Họ chữa trị theo phương pháp dưỡng sinh, thuốc cổ truyền, thực hành các bài tập giúp lưu thông khí huyết, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

* Về tri thức:

- Khoa học hiện đại tạo ra những cỗ máy chuyên dụng hay đa năng để phục vụ đời sống con người. Nhưng, vô hình trung, con người lại bị lệ thuộc thái quá vào những cỗ máy đó. Họ trông chờ, tin tưởng vào máy móc, thậm chí, ‘ru’ mình vào cuộc sống ảo, tự giới hạn năng lực bản thân và xa rời nguồn tri thức TỰ NHIÊN.

- Lối sống truyền thống không bị phụ thuộc vào máy móc. Họ tìm kiếm tri thức từ tự nhiên thông qua việc quan sát, suy ngẫm, kiểm chứng và ngộ ra những chân lý. Đỉnh cao của phương pháp tìm kiếm nguồn tri thức tự nhiên chính là THIỀN ĐỊNH. Thiền là giao tiếp với tiềm thức (vô thức), với nguồn tri thức vô hạn của vũ trụ.

Đức Phật đã phát hiện ra cấu trúc vi tử, nguyên lý sinh-diệt (vô thường), luật hấp dẫn... trong lúc thiền định. Và phải đến 2.500 năm sau khoa học hiện đại mới chứng minh được.

Đây là 2 lối sống mà tôi đã trải qua. Và bây giờ tôi đang có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc mà nhiều người phải tìm kiếm cả đời không ra, hàng núi tiền cũng không mua được.

Buông xả cho đời thôi vất vả


Đơn giản cho cuộc sống thanh thản.


10 phẩm hạnh thiết yếu để sống hạnh phúc


1. Hiến tặng
Hiến tặng vật chất, công sức trong khả năng của mình để giúp ích cho người khác.

2. Giới luật: 5 giới thiết yếu
- Không sát sinh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối: lời nói sai sự thật; lời nói ác ý; lời nói xấu sau lưng; lời nói nhảm nhí, vô nghĩa
- Không sử dụng các chất gây say, gây nghiện.

3. Từ bỏ/xuất gia
Không ham danh lợi, vật chất;
Không bám víu, ràng buộc tình cảm.

4. Trí tuệ: trí tuệ thực nghiệm
Không mê tín;
Không ảo tưởng;
Không tranh luận, triết lý suông.

5. Tinh tấn
Nỗ lực và đạt nhiều tiến bộ.
Ngăn chặn và loại bỏ tâm bất thiện.
Phát triển và bảo tồn tâm thiện.

6. Khoan dung
Kham nhẫn, mở lòng, tha thứ cho mọi người và cho chính mình.

7. Sự thật
Hiểu biết đúng, không lầm lạc, cuồng tín;
Suy nghĩ đúng, không liên tưởng, suy đoán;
Nói lời đúng, không suy diễn, giả tạo;
Hành động đúng, không đối phó, hình thức.

8. Quyết tâm
Không nghi ngờ;
Không bỏ cuộc.

9. Từ tâm
Chia sẻ niềm an vui, hạnh phúc cho mọi người;
Cầu chúc cho mọi người được an vui, hạnh phúc và giải thoát...

10. Bình tâm
Không ham muốn;
Không ghét bỏ.
Hãy để luật TỰ NHIÊN đóng vai trò điều phối;
Chỉ QUAN SÁT và CHẤP NHẬN.


Bill Gates


William Henry Gates III (Bill Gates) là con trai duy nhất một gia đình danh giá ở Seattle. Cụ cố nội là người sáng lập Ngân hàng Quốc gia thành phố Seattle, từng là bạn thân của chính khách huyền thoại William Jennings Bryan và John Pershing - vị tướng lừng danh quân đội Mỹ thời Thế chiến thứ nhất.

Đứa trẻ khác biệt
Thống đốc Robert Evans là bằng hữu của gia đình, tương tự là Brock Adams - vị nghị sĩ Mỹ từng thuê cậu bé 16 tuổi Bill Gates giúp việc cho mình tại văn phòng Quốc hội.
Mẹ cậu là người mà báo chí địa phương gọi là “nhân vật vai vế” (có chân trong Tổ chức United Way; quản trị viên một trường đại học; giám đốc Ngân hàng West Coast).
Cha cậu được miêu tả là “nhân vật trụ cột của công chúng”, William H. Gates II (Bill Gates bố) cũng là chủ tịch một hãng luật. Mẹ Gates còn là bạn thân của Katharine Graham (cố chủ bút tờ Washington Post). Gia đình Gates trung thành với Đảng Cộng Hòa.
Người ta kể rằng Gates đã đọc nát như cháo từ A-Z một bộ bách khoa toàn thư khi chưa đầy 10 tuổi. Có lúc bố mẹ đã đưa Bill Gates đến gặp một nhà tâm thần học. “Nó rất khác biệt so với bọn trẻ lớp 6 khác - bà mẹ thở dài - Nó sẽ ngồi ghế sau xe, đúng ở chỗ kia cơ chứ không phải chỗ khác, cứ như thể ngân hà sẽ biến mất nếu nó làm khác đi”.
Gia đình đã lên kế hoạch gửi cả ba đứa con đến trường công lập, nhưng cuối cùng bố mẹ Gates đã áp dụng ngoại lệ đối với đứa con giữa khó hiểu của mình. Họ cho nó học lớp 7 tại Trường Lakeside, ngôi trường con trai tốt nhất trong vùng.
Mở bất kỳ cuốn kỷ yếu nào của Trường Lakeside từ năm 1967-1972, chọn bất kỳ cái tên nào, bạn cũng có thể an tâm khi đặt cược rằng người đó chắc chắn nhớ đến một thằng bé sáng sủa tên Gates, thường xuyên rị mọ trong phòng vi tính của trường.
Có bạn học nhận xét “nó thông minh một cách đáng sợ”; đứa khác nói rằng nó là thằng nhóc không biết cách cư xử, khoái màn ôm bụng cười lăn cười bò mỗi khi có bạn trong lớp trả lời sai câu hỏi của thầy. “Kiêu ngạo” là từ được dùng nhiều hơn bất kỳ từ nào khác khi các bạn tiểu học kể về Gates.

Hãy cố gắng bán một cái gì đó đi!
Lo sợ có thể thằng bé không bao giờ dứt khỏi vi tính, bố mẹ yêu cầu nó thôi học vào năm 14 tuổi, tạm ngưng trong chín tháng. Thằng bé chuyển sang nghiên cứu tiểu sử, từ Napoleon đến Franklin D. Roosevelt; đọc tờ Business Week của bố theo cái kiểu mà những đứa trẻ khác khoái trá chui vào gầm giường nghiền ngẫm Playboy.
Bill Gates không hẳn là đứa trẻ ngồi lì cả buổi chiều ở Trung tâm máy tính Lakeside nhưng chắc chắn nó là đứa tham vọng nhất. Chính “tinh thần thầu khoán” đã làm nó khác hẳn đồng bạn. Trong khi hầu hết trẻ trang lứa sẵn lòng chơi trò tic-tac-toe, Gates thì nói: “Hãy trở lại với thế giới thực và cố gắng bán một cái gì đó đi”.
Trong thời gian từ lớp 8-11, Gates đã thử kinh doanh không dưới ba lần. “Chúng tôi muốn mở rộng lực lượng lao động” - Gates tuyên bố và khởi đầu tìm những học sinh sẵn sàng làm công việc đục lỗ phiếu với tiền công vài xu/giờ (đối tác của hai trong số ba công việc làm ăn là người đồng sáng lập Microsoft - Paul Allen).
Với Bill, điều đó chưa bao giờ là vì tiền. Đó là những lời mà luật sư của Gates tuyên bố ngay khi xuất hiện bài báo đầu tiên nói về gia sản kếch sù tạo dựng trong chớp mắt của ông. “Điều Bill quan tâm nhất là làm sao viết được những phần mềm vĩ đại” - nhân viên phòng quan hệ đối ngoại Microsoft tuyên bố.
“Đối với Bill, tất cả chỉ là phần thưởng chiến thắng trước đối thủ, còn tiền bạc là chuyện nhỏ” - những người tự cho rằng mình hiểu rõ Gates hơn ai hết đã nói như vậy. Người ta đã không chú ý tới đám bạn bè thời thơ ấu của Gates, những người còn nhớ như in rằng Bill Gates từng tuyên bố kiếm được tiền triệu trước năm 25 tuổi hoặc chuyện Bill bỏ dở Đại học Harvard chỉ vì sợ cơ hội kiếm tiền quan trọng tuột đi mất.

Đứa trẻ lớn
Một người đại diện bán hàng Microsoft từ năm 1982 kể rằng Bill có trí tuệ của một cụ già và bản năng của một đứa bé. Gates mua xe không có radio vì theo anh, radio làm sao nhãng công việc. Cũng lý do đó, Gates không mua tivi cho mãi tới thời gian gần đây.
Là người thuận tay trái, Gates vẫn luyện viết tay phải ngay trong cuộc họp hoặc những lúc không làm việc mà anh gọi là “chu kỳ trí tuệ”. Phóng viên tờ People từng để ý một bản đồ châu Phi được gắn trong gara tại vị trí mà mắt Gates có thể lướt qua khi ngồi vào hay bước ra xe.
“Trí óc của bạn còn nhiều dải rộng chưa bao giờ được dùng đến” - Gates giải thích. Gates thậm chí có vẻ giống chiếc máy tính, như trong một lần phát biểu với báo chí: “Về phương diện phân phối thời gian, tôn giáo không tỏ ra hiệu quả”.
Theo như những gì cánh báo chí biết, anh ghét ngày nắng đẹp vì sở thích du lịch trong thời gian này sẽ làm hao phí quỹ làm việc của các nhân viên mẫn cán. Trong một cuốn tiểu sử của Gates, tác giả kể rằng anh bị cuốn vào công việc đến nỗi mẹ anh không chỉ chọn ngôi nhà cho anh mà còn tự sắp xếp đồ đạc và trang trí khi anh ở Nhật Bản.
Mặc dù Gates sống cách gia đình chỉ 20 phút đi xe, bà mẹ tội nghiệp vẫn luôn gửi thư và bưu thiếp cho con, và không biết rằng chúng bị xếp thành đống ở góc bàn. Bà cụ cũng liên tục nhắc Gates phải gội đầu và có khi cụ làm phiền tới mọi người trong công ty khi hỏi đi hỏi lại: “Nó tự chăm sóc bản thân được không?”.
Thậm chí bà còn mua quần áo cho con và giúp chọn màu sắc thích hợp bằng cách kẹp ghim thành từng bộ với nhau.
Bill Gates thuê trợ lý hành chính nhưng họ thường đảm đương cả phần “hậu cần” - theo lời nguyên trợ lý Estelle Mathers. Nếu biết Bill có cuộc họp lên lịch sẵn vào sáng sớm, Mathers luôn gọi về nhà để đánh thức anh. Cô cũng lái xe đưa anh ấy ra sân bay và tư vấn luôn về trang phục cho từng cuộc hẹn.
Trước buổi tiệc lớn, cô nhắc anh chải tóc... Có trí nhớ phi thường (có thể đọc một mạch và nhớ từng chi tiết kế hoạch kinh doanh của các đối thủ!) nhưng Bill thường quên hành lý tại khách sạn, chẳng hạn một hợp đồng quan trọng, tập séc du lịch trị giá hàng ngàn USD, vali quần áo...
Gates thích ngồi ghế bình thường trên máy bay thay vì ghế hạng nhất. Hơn nữa, anh cũng không thích xe sang trọng. Trong thời gian dài, Gates không chấp nhận bãi đậu xe riêng cho đến đầu thập niên 1990...
Một cô nàng (mà bố mẹ Bill Gates chọn cho con trai khi anh từ Harvard về nhà nghỉ hè) kể với phóng viên tờ Seattle Post - Intelligencer - rằng anh ta là kẻ có rất ít kinh nghiệm với phái nữ.
Câu hỏi đầu tiên mà Gates đưa ra trong cuộc gặp đầu tiên: Em được mấy điểm hồi thời trung học vậy? Câu thứ hai là số điểm của Gates. Anh được 790 điểm trong kỳ thi môn toán nhưng phải thi lại vì phạm một lỗi ngớ ngẩn. Và đương nhiên anh đạt được số điểm 800 tròn trịa ở lần thi thứ hai.
Còn có câu chuyện kể từ người bạn thân nhất của Bill Gates, người tâm phúc mà Gates sau này mời làm phù rể đám cưới mình, người mà Gates đã biến thành tỉ phú.
Đó là Steve Ballmer, người kể với phóng viên People về cái gã “điên rồ” mà thiên hạ luôn bàn tán khi anh ta còn học năm 1 đại học, đại loại như sau: anh ta ngủ gà ngủ gật trong lớp toán hoặc tay chống cằm, trông có vẻ rất chán đời trừ phi phát hiện giáo sư vừa nhầm lẫn và sau đó hào hứng giải thích cái lỗi ấy.

Bill Gates - người bỏ học lừng danh
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một sinh viên gầy ốm, học hành không mấy xuất sắc đã tuyên bố với các giáo sư Harvard: anh sẽ trở thành triệu phú năm 30 tuổi. Năm 31 tuổi, người sinh viên ấy trở thành tỷ phú.
Đó là Bill Gates, người mà một trong các giáo sư này về sau từng nhận xét: "Gates là một doanh nhân kiệt xuất nhưng là một cá nhân quái gở".

"Đừng đấu với cậu ta"
Cả đời Bill Gates đấu tranh cho sự độc lập, cho việc khẳng định "cái tôi" của mình. Nạn nhân đầu tiên của sự tự khẳng định này là cha mẹ ông. Mẹ của Gates, bà Mary, là một giáo viên phổ thông nghiêm khắc. Có lần, bà phạt con trai phải xuống tầng hầm vì tội không chịu dọn phòng. Tới giờ cơm, gọi mãi vẫn không thấy con lên, bà phải xuống nước:
- Tại sao con không trả lời? Con làm gì dưới đó?
- Con suy nghĩ.
- Còn suy nghĩ nữa đấy? - Bà mẹ giận sôi lên.
- Đúng. Con suy nghĩ. Vậy mẹ chẳng bao giờ phải suy nghĩ à?
Khi đó Gates đang học lớp sáu.
Lo âu về cuộc nổi loạn của cậu con, cha mẹ Gates đưa con tới chuyên gia tâm lý. Sau vài buổi làm việc, nhà tâm lý tuyên bố: "Ông bà sẽ thua trong trận chiến với cậu ta thôi. Vì thế tôi khuyên hai người phải thích nghi với cậu bé. Thậm chí đánh đập cũng chẳng ích gì. Đấu nhau với cậu ta là vô vọng, chẳng ích gì đâu". Cha mẹ Gates nghe theo lời khuyên.
Năm tháng trôi qua, nhiều nhà khổng lồ Mỹ bằng kinh nghiệm riêng của mình đã hiểu thế nào là đấu nhau với Gates. Trong vòng hai thập niên, William Henry Gates III đã bỏ lại phía sau nhiều kẻ cạnh tranh.

"Sếp sẽ là tôi"
Cha của Gates là một cựu luật sư, đang điều hành công việc từ thiện của con trai, có lần kể lại: "Còn là một đứa bé, Bill đã tự lắc chiếc nôi của mình".
Từ chiếc nôi tự lắc đó, Bill đã bò ra, bé tí và ốm yếu, nhưng tinh thần kiên cường. Cha mẹ Bill quyết định cho cậu vào học ở một truờng tư địa phương. Có lúc cậu mê mệt nghệ thuật biểu diễn, từng đóng vai chính trong vở "Hài kịch đen" của nhà hài kịch Scheffer. Thế nhưng cuối cùng, máy tính đã thắng nàng thơ.
Chính ở trường phổ thông Bill Gates 13 tuổi cùng người bạn Paul Allen lần đầu tiên đã chế ra một thiết bị đầu cuối (terminal) thô sơ của máy tính. Sau đó họ viết hai chương trình, Chương trình thứ nhất biến thành một hệ thống toán học, còn nội dung chương trình thứ hai người ta không dám tiết lộ, nhưng có người giải thích: đọc xong tiểu sử Napoleon, Gates đã viết một trò chơi điện tử có tên "Rủi ro", mục tiêu là thống lĩnh thế giới.
Thuở nhỏ, Gates học chẳng giỏi giang gì. Thế rồi bất ngờ cậu tốt nghiệp lớp 9 với toàn điểm A mà chẳng hề dòm ngó gì trong sách, đàng hoàng bước vào top 10 học sinh giỏi nhất Mỹ trong kỳ thi năng khiếu. Lớp 10, Bill đã không học, mà dạy vi tính. Khi đó, cậu đã viết chương trình giúp lên kế hoạch hiệu quả hơn cho thời biểu học của lớp. Nhưng chương trình này còn có một mục tiêu bí mật: giúp Gates ghi danh vào các lớp có các nữ sinh đoan trang.
Những năm đó, Bill Gates có người bạn thân là Kent Evans, con trai một mục sư. Bill Gates hồi tưởng: "Lúc đó, chúng tôi cùng đọc Fortune và mơ tới việc làm chủ thế giới. Tới tận giờ, tôi vẫn còn nhớ số điện thoại cậu ấy". Họ cùng nhau thành lập công ty Lakeside Programme Groups và bắt đầu phục vụ cho các hãng xưởng địa phương.
Chính lúc đó, ngay trên ghế nhà trường, Allen đã mưu toan khuất phục Gates và nắm hết mọi việc. Nhưng rất nhanh sau đó Allen hiểu trong việc lập ra mã chương trình cậu hết sức cần con người tài năng và không biết mệt Bill Gates. Paul mời Gates hợp tác. "Được thôi", Gates đáp, "Nhưng với một điều kiện: sếp sẽ là tôi".

Microsoft ra đời
Để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, Evans thường đi leo núi. Một trong những kỳ leo núi của Evans đã kết thúc bằng tai nạn. Evans qua đời. Đó là bi kịch đầu tiên trong đời Gates. Cho đến trước đó, Gates chưa từng nghĩ về cái chết. Hai tuần liền Bill như trong một làn sương, không thể làm gì.
Cái chết của Evans làm Gates xích gần Allen hơn. Allen thuyết phục bạn trở thành, như sau này người ta nói, "kẻ bỏ học nổi tiếng nhất Harvard". Thay cho chiếc bằng tốt nghiệp Harvard là sự ra đời của công ty Microsoft, lúc đầu được viết là Micro-Soft (còn có một phương án nữa là Allen and Gates Inc.). Công ty mới có nhiệm vụ cung ứng phần mềm cho các máy tính khi đó mới ra đời, đang rất “mốt”.
Huyền thoại Microsoft được dệt nên như sau: tháng 12/1974, Allen đi tới Harvard để gặp Gates. Trên đường đi, Allen ghé qua quầy báo mua một vài tạp chí. Và điều Allen tìm thấy ở một trong những tờ tạp chí đó đã vĩnh viễn thay đổi cuộc đời của ông và bạn. Trên bìa của tờ "Điện tử phổ thông" là ảnh chiếc máy tính Altair-8080, với hàng chữ to: "Chiếc máy vi tính đầu tiên trên thế giới có khả năng cạnh tranh với các mô hình thương mại".
Vài ngày sau Gates liên lạc với nhà sản xuất Altair - công ty MITS, và thông báo đã cùng với Allen lập ra phiên bản ngôn ngữ chương trình Basic có thể dùng cho Altair. Gates nói láo. Bởi tới lúc đó đôi bạn chưa viết được một mã số nào. Không những thế, họ còn không có trong tay chiếc Altair nào, dù chỉ là một con chip. MITS, hiển nhiên không biết điều đó, phúc đáp rằng họ quan tâm tới kế hoạch của hai người. Thế là đôi bạn chạy nước rút với Basic.
Gates lo phần mã số, còn Allen lo kích hoạt Altair trên một chiếc máy tính học đường PDP - 10. Nửa tháng sau chương trình hoàn tất. Allen mang tới MITS. Đó mới là lần đầu tiên cậu chạm tay vào máy vi tính Altair. Điều kỳ diệu đã xảy ra - chương trình làm việc! Hợp đồng được ký. “Xuất hiện thị trường cung ứng phần mềm”, Gates vui sướng reo lên. Cùng với đó, Microsoft ra đời.
Khi còn ở Harvard, Gates chơi thân với Steve Ballmer, người sau này trở thành bộ óc của Gates. Khi Gates quyết định tập trung vào việc sáng tạo, ông giao cho Ballmer công việc điều hành Microsoft với chức chủ tịch công ty và giám đốc về công nghệ thông tin (CIO). Gates rủ Ballmer bỏ Procter & Gamble (P&G) vào năm 1980, khi Microsoft phát triển nhanh tới độ cần một nhà quản lý "không phải dân kỹ thuật".

Hôn nhân
Bill Gates đã lập gia đình với cô nhân viên Melinda French. Lễ thành hôn được tổ chức vào lúc hoàng hôn tại sân gôn của một hòn đảo nhỏ thuộc Hawaii. Chuyện tình của họ cũng độc đáo và khác người như chính cuộc sống và tính cách của Bill Gates vậy. Hồi còn chưa cưới, khi đi dạo phố, họ chỉ ăn đồ của Mc.Donal's. Khi xem phim, họ khiêm tốn ngồi ở hàng ghế thứ 5. Hơn nữa, Bill Gates lúc nào cũng không có lấy một xu dính túi nên Melinda phải chi tiền. Rồi một ngày bình thường như bao ngày khác, Bill Gates bày ra mẹo mới. Anh yêu cầu Melinda cùng chơi một trò chơi  điện tử do anh sáng tạo ra và phải đạt được mức điểm cao nhất ở mức chơi khó nhất. Cô đã thắng, trên màn hình hiện lên dòng chữ: “Cưng ơi, cưng có muốn trở thành vợ anh không?”. Melinda nghẹn ngào đáp: “Dạ, có”. Sau này Bill thổ lộ với một người bạn: “Ơn Chúa, trên đời này vẫn còn những phụ nữ thông minh”. Sau lễ cưới, họ đi du lịch Thái Lan, Ôxtrâylia, Braxin và Châu Phi. Họ sẽ dọn đến ở trong một ngôi nhà thần tiên tại Seattle, nơi Bill Gates cho khởi công xây dựng từ ba năm trước. Giá trị ngôi nhà vào khoảng 35 đến 45 triệu USD. Mọi tiện nghi trang trí trong nhà đều là mẫu mực. Đặc biệt, Bill Gates đã cho lắp đặt khắp mọi nơi trong tòa nhà loại màn hình có độ phân giải cao (giá 80.000 USD một chiếc), tái hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật lên màn hình, kể cả tranh của Rembrandt và Picasso. Quả là lãng mạn kiểu vua máy tính và công nghệ cao!

Đường tới thành công
Vấn đề dùng người
Người ta đã nói nhiều đến trí thông minh và những thành đạt mà Bill Gates có được cho đến hôm nay. Nhưng ít người chú ý, hoặc khó có thể dễ dàng nhận ra những bí quyết làm nên ông chủ Microsoft, vị hoàng đế của thế giới tin học. Một trong số đó là thuật dùng người và tài thuyết khách xứng ngang tầm Gia Cát Lượng của Bill Gates.
Bộ tham mưu của Bill Gates có ba nhân vật trụ cột. Ông chủ Microsoft hoàn toàn tin tưởng vào “bộ tham mưu” của mình, giao cho họ phụ trách và xử  lý các vấn đề trực tiếp phát sinh. Mỗi tháng, Bill Gates họp với họ một lần, hoạch định công việc kế tiếp, sau đó dành thời gian đi thực địa và thuyết khách. Có thể nói “hậu phương” vững chắc ấy đã tạo điều kiện để Bill Gates yên tâm gây dựng tên tuổi và của cải như ngày nay. Trước hết là Steve Ballmer, người bạn từ thưở hàn vi ở Đại học Havard. Ballmer chăm lo đến những khả năng xã hội của Gates, đưa anh vào làm thành viên của một Câu lạc bộ của trường đại học và sau đó, trong những chuyến viếng thăm New York, chính Ballmer đã lôi Gates vào những quán ăn nổi tiếng thời đó như Studio 54. Năm 1980, khi Microsoft bắt đầu phát triển, Bill Gates cần sự hỗ trợ của một người thông mình mà không nhất thiết phải là một kỹ thuật gia. Anh mời gọi Steve Ballmer, lúc đó đang làm việc cho Procter & Gamble bằng một tỷ lệ cổ phần tại công ty. Tất nhiên, quan hệ giữa hai cá tính quá mạnh này cũng có lúc gây ra bão táp. “Cuộc đụng độ lớn đầu tiên xảy ra khi tôi yêu cầu nhận 17 người mới vào hãng”, Ballmer kể lại, “vậy là anh ta khẳng định tôi muốn đẩy anh ta vào cảnh phá sản”. Gates luôn tuân theo quy định: thay vì vay nợ, Microsoft bao giờ cũng phải có đủ tiền ở nhà băng, để có thể sống tròn một năm mà không cần tới “đầu vào”.
Nếu người ta coi Steve Ballmer là cố vấn về mặt xã hội của Bill Gates thì cánh tay phải về trí thông minh lại thuộc về Mathan Myhrvold. Anh là tiến sĩ vật lý và có niềm đam mê với những mảnh đất, những lĩnh vực hết sức khác nhau. Anh yêu thích công nghệ thông tin, những con khủng long và cả công việc nấu bếp. Có những buổi tối, chính anh đã đảm nhận vai trò bếp trưởng tại Rovers, một nhà hàng kiểu Pháp tại Seattle. Đánh giá về ông chủ Bill Gates, Mathan Myhrvold nói: “Mỗi một quyết định của anh ta đều dựa trên những hiểu biết về ưu thế và nhược điểm. Anh ta không cần phải tin tưởng vào một chính sách nhân  sự đúng đắn. Điều đó thể hiện rõ qua giọng nói”.
Quan điểm của Microsoft về vấn đề tuyển dụng rất độc đáo. Cái họ cần là chỉ số thông minh và “bề dày trí thông minh”. Càng trẻ bạn càng dễ được ông  chủ quan tâm. Ông ta không hề đặt nặng vấn đề vóc dáng hay tính khí của bạn, điều quan trọng là bạn phải thực sự có năng lực, nhanh nhẹn, hiểu biết và ham  học hỏi phương pháp tuyển dụng này rất phù hợp và là yếu tố căn bản trong sự vận hành hiệu quả của Microsoft: hiểu thấu đáo đối tượng. Bill Gates là mẫu  hình lý tưởng nhất. Cuộc sống của ông chính là vì tin học, vi tính nên ông không ngừng quan tâm tới “chiến lược”, “thị trường”, “công nghệ”. Nếu bạn có thể đáp ứng được tham vọng đó của ông ta, bạn sẽ được nhận. Nếu bạn không đáp ứng  được đòi hỏi này, ông chủ sẽ không ngần ngại mời bạn ra khỏi cửa. Một nữ ứng viên không được thu nhận đã từng kể lại: “Ông ấy bất chợt xuất hiện ở văn phòng tuyển dụng. Ngay sau lời chào, ông đã đưa ra một loạt câu hỏi như:  Điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh của hãng? Những hãng nào giỏi hơn chúng ta? Tại sao? Doanh thu của họ như thế nào? Mức xuất khẩu?... Tôi bị  bất ngờ, không biết trả lời ra sao. Bill Gates tỏ vẻ không hài lòng và gay gắt nói:  “Sao cô cứ đờ người ra thế”. Tôi vẫn không thể nói nổi và thế là xong. Vậy là muốn trở thành nhân viên của Bill Gates, bạn hãy nhớ, trước khi trình bày một  sản phẩm hay kế hoạch, bạn phải khai thác và xử lý mổ xẻ nó như nó đã xuất hiện trên thị trường từ 2 năm nay. Bill Gates vẫn thường nói với các nhân viên  rằng: “Nếu bạn không biết trả lời mọi câu hỏi của tôi, tôi không thể quyết định nhanh được. Và Microsoft không thể tiếp tục làm kẻ dẫn đầu”. Trong hãng vẫn kể câu chuyện rằng, bình thường nói chuyện với người khác là kiểu uống từ một nguồn nước đang nhỏ từng giọt, còn nói chuyện với Bill Gates thì giống như uống nước từ vòi phun của... lực lượng cứu hỏa. Gates, Ballmer và Myhrvold đều thống nhất quan điểm: thà nhận một bộ não còn trẻ, thiếu kinh nghiệm song chói sáng - họ gọi đó là bản sao của Bill Gates – còn hơn là một bạn đồng  nghiệp có quá nhiều kinh nghiệm. Trong những cuộc phỏng vấn tuyển người,  nhà quản lí của Microsoft không quan tâm tới việc ứng viên biết những gì mà là anh ta xử sự ra sao trước những câu hỏi rối rắm phức tạp trước mắt.
Môi trường làm việc
Một nét độc đáo nữa ở tập đoàn máy tính hàng đầu thế giới này chính là môi trường làm việc. Trong khuôn viên của hãng, rất ít khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại. Bill Gates lãnh đạo hãng của anh chủ yếu bằng ba phương pháp: mỗi ngày (và mỗi đêm) anh đưa ra hàng trăm hoặc nhiều hơn nữa những thông điệp điện tử, mỗi tháng một lần anh gặp gỡ một nhóm quản trị hàng đầu và mỗi ngày anh gặp hai hoặc ba nhóm nghiên cứu đang làm việc bên những sản phẩm khác nhau. Đó là không khí thoải mái, không câu nệ thứ bậc. Ví dụ một lần, có 7 nhà quản trị trẻ tuổi trong nhóm “Web – DVD” tụ tập trong phòng họp cùng Bill Gates. Họ đã làm việc gần một năm trời để cho ra đời chiếc đĩa Video - Disc, chiếc đĩa không chỉ thu nhận nội dung mà có cả chương trình lựa chọn các thông tin Web cho máy thu hình. Bill Gates muốn kiểm tra lại tiến độ công việc của họ. Sau khi xử lý rất nhanh các tập giấy dày, anh đã nắm bắt được điều cơ bản nhất trong báo cáo của họ. Bill Gates lắc lư người từ đằng trước ra đằng sau và “bỏ bom” họ bằng những câu hỏi. Không một ai ở đây có cảm giác lên gân hoặc đang chiến đấu để người khác chú ý đến mình, cũng chẳng có ai ngại ngần khi nói ra ý kiến của mình hoặc phản bác, khiêu khích lại Gates. 7 người này lập luận rằng tiền bản quyền 10 USD cho một sản phẩm là quá thấp. Bill Gates hỏi lại: “Tại sao chúng ta phải đòi nhiều hơn?”. Họ giải thích rằng với 10 USD, sẽ rất khó có tiền lãi nếu so với số tiền đầu tư đã bỏ ra. Bill Gates nhận thấy họ chưa nhìn được bức tranh toàn cảnh. Anh giải thích: “Trong vài năm tới đây, chúng ta không cần phải kiếm thêm tiền. Với MS - DOS cũng thế, chúng ta  không hề kiếm được đồng nào với seri đầu tiên. Nếu có thể tiến vào thị trường với 10 USD thì hãy làm đi”. Lời giải thích cụ thể và chắc chắn ấy đã khiến các đồng nghiệp trẻ phải tâm phục khẩu phục.
Nhiều người đã từng nhận xét: Microsoft chính là hình ảnh của Bill Gates, mộc mạc, hay tranh đấu, hay tấn công, lanh lợi, giàu tưởng tượng, có óc tổ chức cao và không biết đến những khái niệm kiểu như chịu đựng hay kiên nhẫn. Làm việc từ 70 đến 80 giờ mỗi tuần, theo nhịp độ của một kẻ độc đoán chẳng cần biết đến sự mệt mỏi, sự động viên khích lệ. Nhưng kết quả thì không thể còn gì đáng hài lòng hơn: khoảng 2.000 cổ đông của công ty có số tài sản và mức thu nhập của triệu phú. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bill Gates luôn giữ được phong thái điềm tĩnh, vẻ lạnh lùng tự nhiên không kiểu cách. Nói tóm lại là một phong cách  ứng xử và làm việc dễ được chấp nhận. Myriam Lubow, một trong những nhân viên lâu năm của hãng, nhận xét: “Trong 15 năm, Bill Gates không hề thay đổi một chút nào”. Ông chủ lớn sẵn sàng nhắc nhở những kẻ đối thoại tự tin nhất nên chỉnh đốn lại thái độ tác phong hoặc ngạo nghễ đưa ra lời kết án với vẻ chính xác tuyệt đối trước hệ thống cử tọa gồm các nhà quản lý đang ghi chép chăm chỉ. Tuy nhiên, Bill Gates không phải con người lạnh lùng, thậm chí ông còn được coi là vui tính. Trong một buổi dạ hội tại Las Vegas, Bill Gates bất ngờ xuất hiện với chiếc mũ đen ngộ nghĩnh, chếnh choáng hơi men và tự nhiên thư thái vui đùa cùng mọi người.
Trong tất cả các lĩnh vực viễn thông, Microsoft luôn giữ vị trí đứng đầu. Toàn thế giới đã từng biết đến những con khủng long bằng hình ảnh tổng hợp trong bộ phim “Công viên kỷ Jura”. Tác giả của chúng không ai khác ngoài Bill Gates và các cộng sự của ông. Họ đã sử dụng chương trình Softmage, với các phần mềm được dành để vẽ các loài bò sát. Truyền hình tương tác cũng là một “tác phẩm” hay được nhắc đến do Bill Gates liên kết với TCI (công ty hàng đầu về dây cáp) nhằm tạo một hệ thống riêng phân phối phim theo yêu cầu. Các máy vô tuyến đang là tương lai của ngành điện thoại? Bill Gates đã nắm trước cơ hội khi sớm liên kết với người đứng đầu trong lĩnh vực này, MeCaw, để phát triển một dự án dựa trên vệ tinh. Tổng số tiền đầu tư là 5 triệu USD, một con số khổng lồ với nhiều nhà kinh doanh nhưng lại chưa thấm vào đâu so với tài sản của vua máy tính.
Bill Gates tỏ ra là một nhà kinh doanh giàu tham vọng, mạo hiểm và có tầm nhìn xa. Ông đã nhanh chóng mua lại các công ty đang sở hữu những phần mềm hoặc kỹ thuật mà Microsoft còn thiếu. Ví dụ như phần mềm có khả năng phát hiện một hành trình hiệu quả nhất mà càng ngày càng có nhiều lái xe quan tâm vốn là của hãng Next Base được Microsoft mua lại. Hay phần mềm quản lý trương mục ngân hàng bằng máy điện toán có tên gọi là Quick-en của Intuit cũng bị Microsoft thu phục và hiện nay được đánh giá là một trong những phần  mềm thông dụng nhất tại Mỹ. Điểm đáng nói ở đây là các công ty sau khi bị “Billy the Wonderkid” (Billy, cậu bé kỳ diệu) nuốt chửng thì hình như lại lấy làm vinh dự. Jean - Philippe - Courtois, Tổng giám đốc của Microsoft - France, một người bạn tốt của Bill Gates từ nhiều năm nay, đã nói như sau: “Bill Gates  là một ông chủ khó tính, hay đòi hỏi. Ông yêu cầu các cộng sự viên tập trung tư tưởng triệt để cho công việc. Bill không chịu nổi kết quả làm việc kiểu gần đúng hay phỏng đoán. Ông rất bực khi nhân viên chuẩn bị hồ sơ không chu đáo. Trong trường hợp ấy, ông sẽ dồn người mắc lỗi vào chân tường bằng những lời lẽ khắc nghiệt. Bill còn là một ông chủ bướng bỉnh không bao giờ từ bỏ một dự án trước khi xem xét tất cả mọi phương diện”. Với tất cả những nét tính cách ấy,  Bill Gates đã tạo dựng nên tên tuổi, thương hiệu và tài sản như ngày hôm nay.

Microsoft và tương lai
Khi bạn đến Microsoft vì một cuộc hẹn, bạn có cảm tưởng như mình đang quấy rầy mọi người. Các nhân viên tiếp tân chẳng hề ngỏ lời chào bạn. Bạn phải tự gõ tên lên màn hình. Kế đó, bạn phải ngồi chờ máy phát lệnh cho qua. Trên các bức tường, tranh ảnh trang trí là những cảnh ghê rợn mang vẻ nghệ thuật giả tạo. Mặc dù chủ nhân tỏ ra là người ngưỡng mộ Leonard de Vinci nhưng ở nơi  đây, vấn đề thẩm mỹ là điều được quan tâm sau cùng. Mọi người làm việc tại chỗ của mình, như bị màn hình mê hoặc và người ta không cả ngừng việc để đi ăn trưa. Các căng tin và quán cà phê mở cửa thâu đêm suốt sáng bởi theo lời nói đùa của một nhân viên thì “tất cả mọi thứ có chứa cà phê đều khỏi phải trả tiền”. Đến cuối ngày làm việc, sớm nhất là 21 giờ đêm, các nhân viên có thể được mời tham dự “đêm điện ảnh”. Và đó là khoảng thời gian duy nhất thư giãn trong ngày. Brad Silverberg, quản lý một nhóm khoảng 300 nhân viên của Microsoft đã nói rằng “Microsoft không phải là một nghề mà là một lối sống”.
Cách đây mấy chục năm, bà mẹ của Bill Gates đã phải chịu thua, đầu hàng trước lối sống và phương pháp tư duy đầy cá tính của con trai mình. Nhưng phần đông các thế giới máy tính vẫn còn chưa “khôn ngoan” được như thế. Hiện nay, có rất nhiều website được dựng lên với nhiệm vụ duy nhất là chửi bới và hạ thấp Bill Gates. Có những hãng luật chỉ tập trung nghiên cứu và theo đuổi cho bằng được mong ước “dạy” cho Bill Gates biết thế nào là thất bại. Và có những người chỉ cần nghe thấy cái tên Bill Gates là nổi cáu và cảm thấy khó thở. Ba hãng Netscafe, Oracle và Sun Microsystem thì công khai tuyên bố sẽ hợp thành một tập đoàn quân thập tự chinh để “ngăn cản kế hoạch muốn thống trị toàn thế giới” của vua máy tính.
Bill Gates tận hưởng tất cả không khí chiến đấu sục sôi đó. Những thách thức (cả lành mạnh và không lành mạnh) chỉ khiến ông thêm can đảm tiến bước và nỗ lực làm việc, sáng tạo hơn nữa. Hơn thế, Bill Gates không đơn độc, bên cạnh ông có những bộ óc thông minh, giàu trí tưởng tượng và sẵn sàng nỗ lực đến cùng cho mục tiêu chung. Có nhiều người cho Bill Gates là kẻ lạnh lùng, song thực tế ông chỉ có một quan niệm: ganh đua chính là một bộ môn thể thao thú vị nhất mà ông nhất định luôn muốn giành phần thắng.
Suốt gần 20 năm qua, Microsoft đã thành công trong việc khắc họa một ý tưởng giản đơn nhưng mang tính cách mạng, đó là xây dựng phần mềm máy tính hoàn toàn độc lập và quan trọng không thua kém gì các loại vật liệu chế tạo. Điều này khiến cho vấn đề vật liệu trở nên đơn giản hơn và khuyến khích những khuynh hướng của các nhà lập trình, mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng vì họ có thể mua được những chiếc máy tính với giá rẻ hơn và hữu dụng hơn. Trong tương lai, phương châm làm việc của Microsoft và ông chủ Bill  Gates vẫn thống nhất theo quan điểm ấy, vì lợi ích người tiêu dùng và vì sự phát triển của cả nền công nghệ thông tin thế giới. Khi được hỏi: “Anh tự cho mình là một nhà phát minh hay một công nghệ gia?”, Bill Gates đã trả lời: “tôi là sự tổng hòa của cả hai. Tôi quan tâm đến cả thị trường lẫn các vấn đề kỹ thuật. Trên thực tế, tôi coi chúng là một khi cần xử lý. Và nếu như tôi không có đủ thời  gian để tự hoạch định lấy chương trình thì tôi cũng mong muốn các cộng sự của tôi dành hết sức mình cho công việc đó”. Thái độ làm việc nghiêm túc của Bill  Gates và cộng sự chính là tấm gương sáng và cũng là bí quyết mang lại thành công cho Microsoft và ông vua máy tính ngày nay.

Bill Gates

Ngày nay, cái tên Bill Gates đã trở thành ngôi sao sáng chói trên bầu trời điện toán thế giới. Trở thành triệu phú từ năm 19 tuổi nhưng tiền bạc không phải là mục tiêu cuối cùng của thần đồng máy tính này. Chính niềm khát khao mở ra con đường mới cho ngành vi xử lý mới mang lại cho ông những thành công vang dội. Tập đoàn Microsoft và ông chủ Bill Gates đã ghi dấu ấn ở mọi nơi nhờ xác lập được ngôn ngữ chung cho mọi loại máy tính. Giờ đây đứng trước chàng khổng lồ Microsoft, tất cả các đối thủ cũ của nó chỉ còn là những chú lùn thảm hại.

Warren Buffet


Warren Buffet sinh ra trong một gia đình khá giả, bố ông từng bốn lần làm nghị sỹ đảng Cộng Hòa, là chủ nhân một công ty buôn bán ngoại tệ.

Từ nhỏ, thu nhập của Buffett đã tương đương với lương làm toàn thời gian của một người lớn tại Omaha.
Lúc ông lên 6, gia đình Buffett có một chuyến đi nghỉ hiếm hoi đến hồ Okoboji, phía bắc Iowa. Ở đó, Buffett đã cố mua bằng được một lốc 6 lon Coca với giá 25 xu và dạo quanh khu nghỉ mát, bán chúng với giá 5 xu mỗi lon để kiếm chút lời. Nhận thấy phi vụ vừa sức, khi quay trở về, ông tiếp tục mua Coca tại cửa hàng rồi đến tận cửa nhà trong khu phố để chào bán chúng trong khi những đứa trẻ khác rong chơi trên đường.
Từ đó trở đi, những nỗ lực kiếm tiền của cậu bé Buffett chưa bao giờ chấm dứt. Và việc kiếm tiền của ông là hoàn toàn có mục đích. Buffett không nghĩ đến kiếm chút tiền tiêu vặt mà nghĩ đến việc thực hiện khát vọng giàu có vĩ đại của mình.
Khi nhận thấy công việc bán Coca không mang lại cho mình lợi nhuận cao nên chẳng lâu sau ông chuyển qua nghề kinh doanh banh gôn. Bằng cách lôi kéo những người bạn trong phố đi thu lượm banh gôn với mình, Buffett đã có được một số lượng lớn banh gôn và tất cả để trong phòng ngủ của ông.
Ông và các bạn cùng bán chúng và trích từ đó ra một phần lợi nhuận cho mình. Thậm chí, ông còn mở một quầy bán banh gôn tại công viên có đông đúc người qua lại. Họ kinh doanh mãi cho tới khi bị đuổi từ những người trong nghề vì công việc làm ăn đang trở nên quá phát đạt.
Kết thúc phi vụ này, Buffett tiếp tục tìm kiếm một công việc kinh doanh mới. Bị hấp dẫn bởi môn xác suất trong toán học, Warren cùng người bạn thân Bob Russell (bạn thân lúc nhỏ của Buffett) đã cho ra đời một kênh mách nước cho những người chơi cá cược đua ngựa. Nhận thấy mình có thể đưa ra những chỉ dẫn đúng, hai cậu bé đã viết ra những con số mà họ lựa chọn rồi đi photo thành nhiều bản.
Tại trường đua ngựa Ak-sar-ben, họ vẫy tay mời chào mọi người với lời rao: “Hãy mua sự lựa chọn của hai kẻ làm việc trong chuồng ngựa”. Việc bán buôn khá chạy, nhưng một lần nữa hai người bị buộc phải ngưng hoạt động do không có được giấy phép kinh doanh.
Chàng Buffet lúc mới 11 tuổi đã tập tành làm ăn mua bán cổ phiếu. Lúc đó, cậu bé này mua 3 cổ phiếu của công ty có tên Cities Service Preferred với giá 40 USD mỗi cổ phiếu. Ngay sau đó giá cổ phiếu này hạ thê thảm, song cậu vẫn giữ lại thay vì bán tháo để cứu lấy mấy đồng đầu tư. Không lâu sau đó, cậu bán số cổ phiếu của mình với giá lên tới 200 USD mỗi cổ phiếu.
Gặp nhiều trở ngại trong việc kinh doanh là thế và lại phải di chuyển đến sống tại một môi trường mới hơn, nhưng điều đó cũng chẳng làm giảm nhiệt huyết trong việc kiếm tiền của Buffett. Do bố Howard của ông được bầu cử vào quốc hội, nên cả gia đình phải chuyển đến Washington vào năm Buffett 13 tuổi.
Ban đầu, cuộc sống mới của Warren xoay quanh công việc giao báo cho tờ Washington Post. Nhận thấy được nhu cầu khổng lồ của khách hàng, Warren nhanh chóng nhận giao báo cho năm tờ khác nhau với số lượng báo mỗi sáng lên đến gần 500 tờ.
Ông thật sự đã biến công việc giao báo của mình thành một công việc kinh doanh thực thụ. Buffett kiếm được 175 đô la một tháng từ việc giao báo, số tiến này tương đương với lương làm toàn thời gian của nhiều người vào thời điểm năm 1945 và ông tiết kiệm từng hào.
Kế tiếp, Warren sử dụng tất cả số tiền tiết kiệm khoảng 1.200 đô la của mình vào việc đầu tư vào 40 mẫu Anh đất nông trại tại Nebraska, Omaha với mục đích kiếm tiền từ những người muốn thuê đất của ông để sử dụng.
Nhưng công việc yêu thích nhất và cũng mang lại niềm vui lớn cho ông đến từ việc kinh doanh công ty máy đồng xu Wilson (giống loại hình chơi game bằng xu tại Việt Nam) cùng với Danly (bạn thân của Buffett tại trường) khi cả hai đang học năm cuối trung học.
Bằng cách mua những chiếc máy bắn đạn cũ với giá từ 25 đến 75 đô la (nguyên giá là 300 đô) rồi nhanh chóng đem chúng lắp đặt tại các cửa tiệm hớt tóc với lợi nhuận phân chia 50-50 với chủ tiệm. Buffett có thể kiếm được tiền từ những người thuê nó chơi. Công việc kinh doanh này mang lại cho Buffett 50 đô một tuần, và đó là thu nhập cao nhất từ cuộc phiêu lưu vào thế giới kinh doanh của ông khi còn nhỏ.
Từ đây, nhiều người hoài nghi rằng với khối lượng công việc nặng như vậy thì Buffett sẽ không có nhiều thời gian cho việc học. Thực tế là Buffett có thành tích học tập xoàng xĩnh và không thật sự xuất sắc khi còn nhỏ, một sự đánh đổi cho đam mê kiếm tiền của ông.
Có lần, bố của ông đã cảnh báo rằng cần phải cải thiện điểm số tại trường học nếu không thì sẽ bị buộc phải từ bỏ công việc kinh doanh. Và thời điểm đó đã đến khi Buffett chuẩn bị vào đại học, ông buộc phải thanh lý tất cả tài sản của mình, từ công ty kinh doanh đồng xu cho đến mảnh đất ông đã mua để tập trung cho việc đi học. Một sự ưu tiên cho công việc thật sự quan trọng của Buffett.
Warren Buffett tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 6/1947, đứng thứ 16 trong tổng số 374 học sinh. Ban đầu, Buffett xem việc học đại học là một sự lãng phí.
Tiền đang chảy vào túi của ông từ việc giao báo, từ công ty kinh doanh máy bắn đạn Wilson và thêm một người nông dân đang thuê mảnh đất của Buffett ở Nebraska. Hơn thế nữa, ông đã đọc ít nhất một trăm quyển sách về lĩnh vực kinh doanh. Cho nên, Buffett hoàn toàn tự tin vào khả năng làm giàu của mình mà không cần dành thời gian vào việc học đại học.
Nhưng cha Howard (cha của Buffett) vẫn muốn ông đi học. Là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Buffett, cha ông gợi ý ông nên vào trường tài chính và thương mại Wharton thuộc đại học Pennsylvania.
Tại trường Wharton, Buffett lại dành nhiều thời gian để tìm hiểu về chứng khoán. Tuy vậy, điểm số của ông vào năm thứ nhất đại học thì toàn được điểm A.
Buffett vẫn thưởng thức và hòa nhập vào cuộc sống của một sinh viên bình thường. Như việc tham dự các buổi tiệc ở hội sinh viên và chơi các môn thể thao.
Nhận thấy mình sẽ không thể phát triển tại Wharton, Buffett rời bỏ ngôi trường vào đầu năm 2 đại học. Quyết định tiếp theo của ông là sẽ trở về quê nhà và theo học tại đại học Nebraska, Lincoln.
Ở môi trường quen thuộc, Buffett thể hiện sức mạnh gấp nhiều lần khi còn ở Wharton. Buffett lên kế hoạch học tập dày đặc - hoàn thành năm môn trong học kỳ thu năm 1949 và 6 môn trong học kỳ xuân năm 1950, hầu hết là các môn thuộc về lĩnh vực kinh doanh và kinh tế.
Ngoài ra, Buffett tiếp tục nhận công việc giao báo yêu thích. Nhưng lần này ông thuê những cậu bé nhỏ tuổi hơn làm thuê cho mình và ông cũng xem xét việc khôi phục lại công việc kinh doanh banh gôn. Tuy đảm đương hai công việc cùng một lúc, Buffett vẫn tiếp tục tốc độ học tập chóng mặt.
Ông tốt nghiệp vào năm 20 tuổi với tấm bằng cử nhân kinh tế tại đại học Nebraska. Tính đến thời điểm này, ông đã bán được 220 trái banh gôn và kiếm được 1.200 đô la từ chúng.
Qua đó, Buffett đã tiết kiệm được 9.800 đô từ tất cả công việc kinh doanh của mình. Khoản tiền khiêm tốn này chính là khởi đầu của toàn bộ tài sản khổng lồ mà Buffett sẽ kiếm được về sau.
Đúng là Buffett có thể kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng không phải đến từ công việc mà ông yêu thích nhất. Vì thế, Buffett tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu các biểu đồ và lắng nghe những lời khuyên của các chuyên gia về thị trường chứng khoán. Bởi vì chưa có được cái khung cơ bản để đầu tư cho nên ông tránh mua bất kỳ cổ phiếu nào vào giai đoạn này.
Việc làm chủ yếu của Buffett khi này là không ngừng nỗ lực tìm kiếm chiếc chìa khóa thành công trong chứng khoán. Ban đầu, ông dự định sẽ tìm kiếm tại đại học Harvard. Tuy nhiên, do vẻ ngoài của Buffett trông non nớt và ngây ngô nên người phỏng vấn cho rằng ông không hợp với Harvard cho lắm.
Thất bại tại Harvard lại là một dịp may quá bất ngờ của Warren Buffett. Vì nếu được nhập học tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới thì sẽ chẳng có cơ duyên cho Buffett và người thầy thông thái Benjamin Graham gặp nhau tại đại học Columbia.
Benjamin Graham lúc đó đang là chủ nhiệm khoa chứng khoán tại đại học Columbia. Chính ông đã mở ra cánh cửa lớn cho chàng trai trẻ Warren Buffett. Graham đã cho Buffett những công cụ cần thiết để khám phá những khả năng đa dạng của thị trường chứng khoán. Và quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận thị trường theo cách rất phù hợp với tâm tính của cậu học trò.
Đối với Buffett, vai trò của Graham không chỉ dừng lại ở một người giáo viên. Graham chính là người đã trao cho Buffett chiếc chìa khóa thành công để khám phá mảnh đất bí ẩn và lạ kỳ mang tên thị trường chứng khoán. Cùng với người cha Howard, Graham là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett.
Được trang bị những kỹ thuật của thầy Graham, Buffett không cần đến lời khuyên từ bên ngoài nữa mà có thể phát huy khả năng kinh doanh thiên bẩm của chính bản thân mình trong thị trường chứng khoán.
Sau khi tốt nghiệp tại đại học Columbia, Buffett hoàn toàn tự tin khi lựa chọn công việc đầu tư chứng khoán. Bản tính suy nghĩ độc lập được thừa hưởng từ người cha cộng với việc được tôi luyện theo bản lĩnh hình mẫu của thầy Graham thì ngay từ thời điểm này Buffett đã thật sự là một người giàu có.
Sau đó ông đi làm và thi thố một lúc hai khả năng nổi trội của mình: làm nhân viên kinh doanh đồng thời phân tích chứng khoán. Đến năm 1965, ông dành tiền mua được cổ phần lớn ở công ty dệt may Berkshire Hathaway và đến 1970 trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.
Và với tài năng của mình, ông chủ tài ba này đã chuyển xưởng dệt may đó thành một tập đoàn khổng lồ vào thập kỷ 90, hoạt động trên các lĩnh vực "ngon ăn" nhưng khó làm nhất là mua bán công ty, bảo hiểm, sản xuất và dịch vụ...
Tuy sống đơn giản, không có gì nổi trội so với láng giềng nhưng tỷ phú này lại khá rộng lượng với các hoạt động từ thiện. Hiện ông đang cùng ca sỹ nổi tiếng Bono tham gia tích cực vào các hoạt động chống AIDS trên phạm vi toàn cầu.
Cũng như Bill Gates, ông tiết lộ là sẽ dành 99% tài sản của mình đóng góp vào quỹ từ thiện mang tên ông, Quỹ Buffett, cũng như tặng cho các tổ chức hoạt động từ thiện khác. Nhà tỷ phú này chưa quyết định sẽ để lại tài sản của mình cho ai trong số 3 đứa con của mình. Ông cho biết đã viết di chúc nhưng chỉ đề cập tới việc sẽ phân quyền quản lý Công ty Berkshire Hathaway của mình như thế nào và chỉ được mở ra xem sau khi ông chết.

Nhà tỷ phú “sạch sẽ”
Theo Tạp chí Forbes, Warren Buffett là nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Nhưng nhà tỷ phú này hoàn toàn khác hẳn với những tỷ phú nổi tiếng của thập niên 80 như Ivan Boesky, Micheal Milken. Ông được biết đến như một người đã giàu lên một cách “sạch sẽ”.
Ông làm việc không cần đến máy tính, thế nhưng ông luôn là một trong những người giàu nhất nước Mỹ trong thập niên 90 và được ông vua trong ngành công nghệ thông tin là Bill Gates rất mực hâm mộ.

Nhà tiên tri vùng Omaha
Là bạn thân của Bill Gates, song ông nhất quyết từ chối đầu tư vào các dự án công nghệ thông tin, vốn đang là mốt suốt hai thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước. Và vụ nổ bong bóng internet vào đầu năm 2000 cho thấy tầm nhìn xa và tỉnh táo số 1 của ông già tinh quái này. Ông đã không phải chịu cảnh phá sản hay sốc nặng như những nhà đầu tư chạy theo phong trào khác.
Ông có biệt tài nhìn thấy những công ty có tiềm năng phát triển nhưng hiện còn bị đánh giá thấp hoặc rất thấp. Ông hơn hẳn hàng triệu nhà đầu tư khác chính ở chỗ đó. Nhờ mua những công ty và tài sản lúc giá còn quá thấp để rồi bán ra với giá cao ngất trời ít năm sau đó, tỷ suất lợi nhuận của ông gần như không tưởng.
Cụ thể, trong gần 40 năm qua miệt mài đầu tư, Công ty Berkshire Hathaway của ông đạt lợi nhuận trung bình 22,6%/năm. Tính chung từ năm 1965 tới nay, lợi nhuận của Berkshire Hathaway đã tăng khoảng hơn 2.000 lần, với việc sở hữu tới hơn 40 công ty con và tuyển dụng khoảng 150.000 nhân công. Đó là chưa kể tới những cổ phần giá trị lớn của ông tại Coca-Cola, American Express, Walt Disney hay Gillette hoặc những công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General Re.
Vụ khủng bố 11/9/2001 khiến ngành bảo hiểm suýt chút nữa lâm vào khủng hoảng. Khoản tiền đầu tư lớn của ông cũng bị thiệt hại nhiều, lên tới 3,8 tỷ USD. Và cho đến nay, đó vẫn là vụ thua lỗ đáng kể duy nhất của nhà tài phiệt này.

Chính vì có khả năng nhìn xa trông rộng đến như vậy, Buffett được mệnh danh là "Nhà tiên tri vùng Omaha". Cũng còn một số tranh cãi và dẫn chứng đây đó, song đa số người Mỹ và những doanh nhân quốc tế từng làm việc với ông đều suy tôn ông là nhà đầu tư lớn nhất của thế giới ở mọi thời đại.

Carlos Slim


Thiên bẩm kinh doanh
Slim "máu" buôn bán từ nhỏ. Cậu nhớ rất giỏi giá cả của mọi thứ, mới đến tuổi đi học đã thích mặc cả, đổi chác và mua bán để kiếm tiền. Các thành viên của gia đình nhớ lại chuyện cậu đã bán lại cho các anh trai khi cái kẹo, lúc thỏi socola hay gói snack mà cậu dành dụm chưa ăn. Rồi cậu mua bán lại đồ chơi, đồ dùng với lũ bạn, bằng tuổi cậu cũng có mà lớn hơn cậu cũng không hiếm gì.
Năm 15 tuổi, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, Carlos Slim đã có 5.523 peso và mua được 44 cổ phiếu của ngân hàng Banamex, ngân hàng lớn nhất của Mexico lúc đó. Năm 17 tuổi, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, cậu đã có 31.900,26 peso. Cậu tự nhận mình có một cảm nhận rất đặc biệt với những con số và có thể nhớ chúng cực kì chính xác.
Trong một lần họp đại hội cổ đông, Carlos Slim Helu, khi ấy hãy còn là một anh chàng trẻ tuổi đang sở hữu một số lượng rất nhỏ cổ phần, đã làm mọi người ngẩn người vì thán phục khi nhắc lại vanh vách các số liệu quyết toán một cách chính xác đến tận con số... phần nghìn.

Vượt mặt người Mỹ
Hơn một nửa thế kỷ sau đó, ở tuổi 70, Slim đã có trong tay khối tài sản 53,5 tỷ USD, vượt tỷ phú Bill Gates của Mỹ để trở thành người giàu nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú này, tập đoàn Slim là một “đế chế” kinh doanh trải rộng, từ những chuỗi siêu thị nổi tiếng nhất ở Mexico, mạng di động lớn nhất ở nước này, tới các khách sạn, nhà hàng, giàn khoan dầu lửa, các công ty xây dựng và cả một nhà băng tầm cỡ.
Thậm chí có tính toán cho thấy, thật khó ai đó trải qua một ngày ở Mexico mà không “đóng góp” tiền bạc cho Carlos Slim! Bên ngoài biên giới của quốc gia Nam Mỹ này, Slim còn nắm giữ cổ phần trong những tên tuổi lớn như hãng bán lẻ Saks và tờ báo New York Times nổi tiếng của Mỹ.
Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của Slim được xác định khi vào năm 1990, ông cùng một số đối tác mua lại công ty điện thoại quốc doanh Telmex đang dở sống dở chết với giá 1,7 tỷ USD. Sau khi biến Telmex thành một cỗ máy in tiền, ông tách ra một công ty có tên America Movil và mạnh tay phát triển công ty này thông qua các vụ mua lại. Hiện nay, America Movil là nhà mạng không dây lớn thứ tư trên thế giới.
Nhiều người chỉ trích rằng, Slim đã xây dựng khối tài sản của ông bằng sự độc quyền, nhưng tỷ phú này có một triết lý khá đơn giản về việc kiếm tiền. “Sự giàu có cũng giống như một vườn cây ăn trái. Với vườn cây đó, việc cần làm là làm nó lớn lên, tái đầu tư để làm nó rộng ra, hoặc mở rộng ra các lĩnh vực khác”, Slim phát biểu năm 2007.
Tỷ phú nghiện xì gà này được mệnh danh là “vua Midas”, vì hễ ông mua công ty gặp khó nào thì công ty đó đều trở thành một cỗ máy in tiền.
Năm 2008, Slim mua một lượng chứng quyền (quyền cho phép người sở hữu nó được mua một lượng cổ phiếu xác định, với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định) của tập đoàn truyền thông New York Times với giá 250 triệu USD khi giá cổ phiếu của tập đoàn sụt giảm. Tới thời điểm hiện nay, số tiền lãi mà Slim thu về từ thương vụ này đã lên tới 80 triệu USD, đồng thời ông có thể nắm giữ tới 16% cổ phần trong tập đoàn này, dù ông tuyên bố không quan tâm tới việc trở thành một ông trùm truyền thông ở Mỹ.
Slim đã được cha thân sinh là Julian Slim Haddad, một người Lebannon nhập cư vào Mexico hồi đầu những năm 1900, truyền cho những bài học kinh doanh đầu tiên. Khi đặt chân tới Mexico, Slim Haddad đã mở một hiệu bách hóa mang tên Star of the Orient và mua bất động sản giá rẻ trong thời gian diễn ra cách mạng Mexico.
Vào năm 1987, khi giá cổ phiếu ở Mexico lao dốc chóng mặt vì tác động của khủng hoảng, Slim đã nhận thấy cơ hội lớn giữa lúc các nhà đầu tư khác lo sợ. Ông đã tranh thủ gom mua cổ phiếu giá rẻ và bán ra để thu lời khi thị trường hồi phục.
“Chúng tôi biết rằng các cuộc khủng hoảng luôn chỉ là vấn đề tạm thời và chẳng có sự cố nào kéo dài cả trăm năm. Cơ hội luôn luôn có. Khi xảy ra khủng hoảng, sự điều chỉnh sẽ được kéo theo, người ta thường phản ứng thái quá, khiến giá cả của các mặt hàng giảm dưới giá trị thực”, Slim từng nói.

Đời sống đơn giản
Giàu có và nổi tiếng nhưng Carlos Slim không hãnh tiến và khoe khoang, ngược lại, ông sống giản dị quá mức bình thường. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, lắm khi quên cả ăn. Các nhân viên thuật lại rằng đôi lúc, họ có cảm giác Carlos Slim chỉ sống bằng những điếu xì gà luôn đỏ lửa trên môi.
Tài sản khổng lồ của Slim khiến người ta không thể hình dung ra lối sống tiết kiệm của ông. Người giàu nhất thế giới này đã sống trong một ngôi nhà duy nhất trong suốt 40 năm qua và lái một chiếc Mercedes Benz cũ kỹ, dù đây là một chiếc xe chống đạn và luôn có các vệ sĩ đi kèm. Ông cũng không sở hữu máy bay riêng, du thuyền hay những tài sản xa xỉ khác như giới thượng lưu ở Mexico thường có.
Tỷ phú 70 tuổi này đã nhường quyền lãnh đạo công ty thường ngày cho ba con trai của ông và những phụ tá thân cận. Tuy nhiên, khi xuất hiện tại các sự kiện truyền thông, ông vẫn là người đứng đầu của America Movil.
Slim cũng là một tỷ phú tham gia khá tích cực vào cuộc chiến chống đói nghèo, thất học và cải thiện chăm sóc y tế cho người dân ở khu vực Mỹ Latin. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tuyên bố sẽ cống hiến phần lớn tài sản của mình cho hoạt động từ thiện như các tỷ phú Bill Gates hay Warren Buffett.
Slim cho rằng, các doanh nhân có thể giúp người khác bằng cách tạo ra việc làm và tài sản bằng con đường đầu tư hơn là “trở thành những ông già Noel”.

Lee Kun Hee


Lee Kun Hee là người gây dựng nên tập đoàn hùng mạnh Samsung, nhưng ít ai biết rằng ông đã trải qua tuổi thơ đầy khó khăn và phải tự lập từ rất sớm.

Xa gia đình từ khi nhỏ
Deagu, năm 1942, thời kỳ thuộc địa 3 năm trước khi được giải phóng! Lee Kun Hee được sinh ra trên mảnh đất Deagu nổi tiếng về táo và mỹ nhân. Vào thời đó, cha ông là Lee Byung Chul đang điều hành thương hội Samsung và phát triển nhanh chóng thành công ty thương mại gần khu vực chợ Tây Môn (Seomun).
Đương nhiên, cha ông và bà Park Doo Eul – mẹ ông đều rất bận rộn. Ông là con trai thứ 3 trong gia đình. Vì thế, Lee Kun Hee được gửi cho bà ngoại chăm sóc ngay sau khi cai sữa. Phải đến sau khi được giải phóng ông mới được gặp mẹ và những người anh của mình.
Không một ai nghĩ rằng, đứa trẻ này sẽ trở thành nhà kinh doanh dẫn dắt một doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc. Cũng bởi vì trên ông còn có hai người anh trai là Maeng Hee và Chang Hee. Thời ấu thơ của Lee Kun Hee gắn liền với thời kỳ thế giới đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Ông sinh ra vào thời kỳ thuộc địa, ba năm sau đó toàn dân được hưởng niềm vui giải phóng, tuy nhiên chỉ năm năm sau dân tộc Hàn Quốc lại chìm trong bi kịch do sự bùng nổ cuộc nội chiến Nam – Bắc Triều Tiên ngày 25/6.
Lee Kun Hee - ở cái thời chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi – đã phải trải qua những trang lịch sử trọng đại của dân tộc rốt cuộc đã suy nghĩ và cảm nhận được điều gì? Sau khi cuộc chiến tranh liên Triều bùng nổ, do không kịp sơ tán nên gia đình ông đã trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn.

Liên tục phải thay đổi chỗ ở
Ngay cả sau khi Seoul được giải phóng, cuộc sống của Lee Kun Hee cũng không khá hơn chút nào. Masan, Deagu rồi lại đến Busan, vì công việc kinh doanh của cha mà ông liên tục phải chuyển nhà và chuyển trường.
Cho đến năm lớp 5, ông đã phải chuyển trường tới năm lần. Vì thế mà ông không có cơ hội kết bạn thân với ai. Thời ấu thơ của Lee Kun Hee luôn cô độc và không bạn bè.
Nỗi đơn độc và cô đơn này đã ảnh hưởng như thế nào tới cậu bé Lee Kun Hee? Có thể, chính điều này đã nuôi dưỡng cho cậu bé khả năng quan sát và tầm hiểu biết hơn người.
Peter Drucker từng nói: “Đổi mới kinh doanh vừa là công cụ mà nhà kinh doanh đã sẵn có, vừa là phương thức giúp họ tìm ra sự thay đổi nhằm tìm kiếm cơ hội để cung cấp các lĩnh vực kinh doanh khác và các dịch vụ khác”.
Nếu xét về Lee Kun Hee trên cơ sở câu nói đó thì thời thơ ấu của Lee Kun Hee chính là phương thức tìm ra sự thay đổi nhằm tìm kiếm cơ hội mới, hay bản thân ông đã tự đào tạo mình bằng cách nhuôi dưỡng tư tưởng về đổi mới.
Trong ông đã dần dần hình thành khả năng lãnh đạo xuất sắc giúp Samsung tăng trưởng trở thành tập đoàn số 1 chỉ trong vòng 10 năm.

Thời kỳ du học cô độc
Vào năm 1953, khi ông học lớp 5 trường tiểu học trực thuộc trường sư phạm Busan, cha ông nói rằng “Hãy đến các nước phát triển để học hỏi” và gửi ông sang Tokyo, Nhật Bản. Lee Byung Chul là một ông bố lạnh lùng và nghiêm khắc. Giống như việc những con hổ huấn luyện nghiêm khắc hổ con bằng cách đưa chúng đến vách núi, đẩy chúng xuống và để chúng tự đi lên bằng sức của mình. Lee Byung Chul cũng nuôi dạy các con của mình một cách khắc nghiệt như thế.
Nếu nhìn lại quãng thời gian ấu thơ của cậu bé Lee Kun Hee, rõ ràng chúng ta có thể biết được một thực tế rằng Lee Kun Hee đã lớn lên khác với những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù không phải là trẻ mồ côi nhưng ông đã tự lập lớn lên như một đứa trẻ mồ côi.
Cùng sống với người anh trai thứ hai hơn 9 tuổi là Chang Hee nhưng trên thực tế phần lớn thời gian ông đều ở một mình. Tóm lại, cậu bé Lee Kun Hee đã trải qua quãng thời gian khó khăn ở Nhật, khi không được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ và không có bạn bè vì ông không nói được tiếng Nhật.
Thời gian đó Lee Kun Hee phải học cách sống một mình hơn là quan sát và học hỏi từ nước phát triển. Ông phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc, nỗi cô đơn nơi đất khách và nỗi nhớ cha mẹ. Đó là những bài tập mà Lee Kun Hee phải giải đáp trong quãng thời gian du học tại Nhật Bản.
Nơi đây không thấy một hình ảnh nào của Lee Kun Hee được đón nhận tình yêu từ cha mẹ và làm nũng họ, không thấy một hình ảnh nào của Lee Kun Hee được trải qua thời thơ ấu tinh nghịch đùa vui một cách thoải mái với các bạn cùng trang lứa. Trái lại là hình ảnh của một nhà cải cách nhỏ tuổi với ý nghĩ luôn phải tìm kiếm thay đổi một điều gì đó mới có thể tồn tại.
Lý do tại sao có rất ít doanh nghiệp thành công và vươn lên vị trí dẫn đầu mặc dù họ ra sức hô hào phải đổi mới chính là ở điều này. Cải cách phải trở thành thói quen, thành tập tính và giống như mạch nước ngầm chảy trong suy nghĩ.
Nhìn vào điểm này, cậu bé Lee Kun Hee chính là một nhà cải cách. Ông là một nhà cải cách nhỏ tuổi say sưa xem hàng nghìn tập phim nhằm quên đi hoàn cảnh mà bản thân phải đối mặt thời thơ ấu, nuôi dưỡng cho chính mình sức mạnh của lối tư duy đa chiều và tìm tòi sự thay đổi nhằm tạo cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cách sống gượng qua những ngày tháng cô đơn
Để giải đáp bài toán đó, ông đắm chìm trong những bộ phim, chơi cùng chú chó của mình và tìm hiểu máy móc. Những điều này đã trở thành nền tảng giúp cho Lee Kun Hee có được cái nhìn sâu sắc và khả năng quan sát có thể nhìn xuyên thấu bản chất của kinh doanh cùng với cách tư duy đa chiều – yếu tố cần thiết để trở thành một nhà kinh doanh tài năng đã đưa Samsung trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Nó khiến ông có thể hưởng thụ sự cô độc và buồn tẻ, giúp ông định hình nhiều suy nghĩ đa dạng.
Ở Nhật ông bị mọi người trêu đùa gọi là Josenjing – kẻ cô độc. Để xoa dịu nỗi buồn đó, sự lựa chọn của ông là phim ảnh. Với hơn 1.300 bộ phim đã xem, ông tự đặt mình vào lập trường của nhiều nhân vật, khi thì là nhân vật chính, lúc là nhân vật phụ, nhân vật đóng những vai nhỏ, thậm chí là đạo diễn phim, người quay phim… và thưởng thức nó.
Bằng cách đó, ông đã hình thành thói quen suy nghĩ theo nhiều góc độ và mang tính chất đa chiều. Thói quen suy nghĩ này được tỏa sáng khi ông ở vị trí của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp sau này – vị trí rất cần đến lối tư duy đa chiều.
Với việc xem một số lượng phim khổng lồ, ông đã từng mơ ước trở thành đạo diễn phim. Sau này chính ông cũng đã thổ lộ mơ ước đó và sang Mỹ để có cơ hội được gặp trực tiếp Steven Spielberg. Có lẽ việc xem rất nhiều phim điện ảnh và phim tài liệu ngay cả sau khi đã trưởng thành cũng chính là thói quen được hình thành từ khi đó.
Cả ngày một mình hưởng thụ nỗi cô độc vừa đắm chìm trong phim ảnh và thưởng thức phim ảnh theo nhiều cách đa dạng, cậu bé Lee Kun Hee đã trải nghiệm và cảm nhận một thế giới đầy sắc màu và vượt qua quãng thời gian du học Nhật Bản cô đơn đó.
Ông đã tạo dựng mục đích phải sống một cuộc sống tốt hơn và khắc phục hoàn toàn nó tại Nhật – nơi ghi dấu nỗi cô đơn và buồn chán của ông. Không chỉ có vậy, mục tiêu lớn nhất khiến cha ông gửi ông sang Nhật Bản là để học hỏi. Mục đích đó được đặt lên vai Lee Kun Hee – một đứa trẻ mới chỉ là học sinh tiểu học.
Và ông đã bắt đầu học cách đi tìm giải pháp để thực hiện mục đích đó. Cái lọt vào mắt ông đầu tiên chính là phim Nhật mà thông qua đó ông đã có thể học hỏi và trải nghiệm nước Nhật. Trong quá trình đó, mục tiêu khắc phục hiện thực buồn chán và cô đơn cũng được đan xen vào một cách tự nhiên. Từ đây, ông đã xây dựng nên những chiến lược.
Những chiến lược này không chỉ dừng lại ở việc xem phim mà ông còn suy nghĩ và trải nghiệm trên lập trường đa dạng của các nhân vật trong phim. Từ đó ông bước vào thực thi những chiến lược sau khi xem hàng nghìn bộ phim .
Một cách giải quyết khác mà Lee Kun Hee nhỏ tuổi chìm trong sự cô đơn đã lựa chọn chính là chú cún của mình. Sau khi lên cấp 2, ông bắt đầu nuôi chó. Chú chó đối với ông lúc đó không đơn thuần chỉ là thú cưng nuôi trong nhà, mà là một người bạn hàng ngày cùng cậu chủ nhỏ trò chuyện, tắm chung, ngủ chung thậm chí còn hơn cả một người bạn.
Đối với một người không có lấy một người bạn để giãi bày tâm sự, tin tưởng và dựa dẫm như ông thì chú chó chính là người bạn như thế. Với một kẻ cô đơn, dù rất muốn nhưng lại không thể kết bạn với dù chỉ một người để giãi bày lòng mình thì chú chó là một người bạn lý tưởng nhất. Tình yêu đối với chú chó của ông về sau này đã được phát huy tác dụng.
Cùng với thú nuôi chó, còn có một sở thích mà ông hăng say khác đó là tháo lắp máy móc. Ông mua các loại máy móc sau đó tháo rời nó ra rồi lắp ráp vào. Đó chính là cơ sở cho tuyên ngôn về chiến lược kinh doanh đóng vai trò mang tính quyết định trong công cuộc đưa Samsung Electronics vươn lên thành doanh nghiệp hàng đầu sau này.
Trong thời gian đi công tác tại Los Angeles, ông trực tiếp tháo rời VCR của Samsung và VCR của Toshiba. Sau khi phân tích ông đã đưa ra chiến dịch kinh doanh mới. Nhờ sở thích tháo lắp máy móc mà những chiến lược mới được thực thi.

20 năm dưới cái bóng của người tiền nhiệm
Chỉ là con trai út trong số 3 người con của cố chủ tịch Lee, tỷ phú Lee Kun-Hee hầu như không có cơ hội để cạnh tranh chiếc ghế quyền lực nhất tại Samsung, bởi Hàn Quốc là quốc gia coi trọng vị trí trưởng thứ.
Cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha. Trong khi ông Lee Kun-Hee với 20 năm làm việc dưới cái bóng rất lớn của cha mình lại củng cố được niềm tin từ cố chủ tịch Lee Byung-Chul. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Samsung khi đó không hoàn toàn ủng hộ người thừa kế trẻ tuổi, nhất là khi ông lên kế hoạch tập trung toàn lực cho mảng bán dẫn, trong hoàn cảnh Samsung chỉ là một kẻ đi sau yếu thế.
Ngày 1/12/1987 đánh dấu sự đổi ngôi của Samsung. 2 tuần sau cái chết của cha, Lee Kun-Hee tiếp quản chiếc ghế Chủ tịch. Khi đó, Samsung đang ở thế "hậu bối" và là cái tên nhỏ bé đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi. Sản phẩm của tập đoàn này khi đó chỉ được coi là hàng thấp cấp.

Những quyết định cứng rắn
Nhằm đưa Samsung vươn lên mạnh mẽ, Chủ tịch Lee đã ra quyết định chỉ tập trung vào công nghệ số hóa, đồng thời ghi dấu với tuyên bố nổi tiếng "Thay đổi tất cả trừ vợ con". Một thời gian dài sau đó, ông không đến văn phòng, từ chối các cuộc tiếp khách, cuộc họp, cũng như cắt liên lạc bằng điện thoại. Ông buộc các lãnh đạo cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm.
Cách làm việc khác thường của ông chủ Samsung đã mở ra cuộc "đại cách mạng" tại tập đoàn này. Tháng 10/1993, Samsung Electronics lật đổ ngôi vương đã tồn tại gần 50 năm của các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ và vượt mặt hàng loạt tên tuổi lớn để trở thành ông lớn mảng bán dẫn.
Trong thời đại của mình, Chủ tịch Lee tập trung vào việc "tạo ra tương lai chứ không phải đối phó với tương lai". Ông cũng đã cảnh báo với các lãnh đạo cấp cao của Samsung về cuộc khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra vào những năm cuối thập kỷ 90. Tiên đoán của ông chính xác, và nhờ chiến lược chuẩn bị từ trước, cùng quyết định cắt giảm nhân sự cương quyết, Samsung đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Năm 1995, một số điện thoại di động sản xuất tại nhà máy Gumi của Samsung được Chủ tịch Lee Kun-Hee tặng quan khách gặp sự cố. Ngay lập tức, hơn 2.000 công nhân tại nhà máy Gumi đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1", được lệnh tập trung trước những lô hàng điện tử có giá tới 50 triệu USD, bị yêu cầu cầm búa hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều người trong số đó đã không cầm được nước mắt khi phải hủy đi chính những sản phẩm mà chính họ sản xuất ra.
Sự quyết liệt của vị tỷ phú này còn thể hiện ở những quyết định nhân sự. Năm 1999, Chủ tịch Samsung quyết định thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn, ông Eric Kim, về phụ trách tiếp thị sản phẩm của tập đoàn, với mục tiêu đưa Samsung vươn tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới.
Các nhân viên dưới quyền khi đó đã phản đối dữ dội, vì cho rằng không ai hiểu người Hàn bằng chính họ. Chủ tịch Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở Kim thì hãy bước qua xác tôi". Và cái bắt tay đó đã mang lại trái ngọt cho Samsung khi cái tên này giờ đây đã trở thành một biểu tượng của thế giới.

Những khó khăn cuối đời
Sức khỏe không ổn định khiến ông Lee Kun-Hee thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Những năm 90, sau một thời gian ngắn tiếp quản công việc của cha, ông cũng phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Trong 2 năm gần đây, vị tỷ phú này thường xuyên phải cấp cứu do đau tim, thậm chí tim của ông đã ngừng đập trong vài lần vào viện.
Trong suốt những năm 2000, Samsung dính kiện tụng liên tiếp. Công ty này phải đối mặt với hàng loạt tố cáo như lập quỹ đen, cạnh tranh không lành mạnh, tài trợ bất hợp pháp cho ứng viên Tổng thống, chuyển nhượng tài sản trái luật cho người trong gia đình.
Tháng 10/2007, Samsung chính thức bị điều tra về tố cáo hối lộ, lập quỹ đen với số tiền lên tới cả tỷ USD. Chủ tịch Lee đối mặt với án phạt tù lên tới 15 năm. Tòa án cuối cùng xử Lee Kun-Hee 3 năm tù treo, khiến ông buộc phải rời chiếc ghế Chủ tịch trong vòng 1 năm, trước khi nhận được ân xá của Tổng thống.
Năm 2012, hai anh chị của ông Lee Kun-Hee lần lượt đệ đơn kiện đòi tài sản với tổng số tiền gần 800 triệu USD. Lý do cả hai người này đưa ra là họ có quyền thừa hưởng một phần tài sản thừa kế từ cha, trong khi ông Lee tuyên bố không chi dù chỉ một xu. Cuộc chiến pháp lý vẫn kéo dài dai dẳng, ngay cả khi Chủ tịch Samsung phải nằm viện điều trị bệnh tim suốt 4 tháng cuối năm 2014.
Vốn hoạt động trên mô hình chaebol, trong lòng Samsung là một hệ thống sở hữu chéo phức tạp giữa các công ty thành viên và người nhà Chủ tịch Lee, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối và tránh nguy cơ bị thâu tóm. Vì vậy, dù nắm trong tay không quá 2% vốn của Samsung, nhưng gia đình họ Lee vẫn là ông chủ độc nhất của gã khổng lồ với 74 công ty con.

Để chuẩn bị cho một thế hệ thừa kế tiếp theo, tỷ phú này đã dần trao quyền điều hành những công ty lớn thuộc tập đoàn cho 3 người con của mình. Hai cô con gái của ông đều có mặt trong danh sách những nữ tỷ phú trẻ giàu nhất thế giới. Tuy vậy, công cuộc chuyển giao có thể sẽ khiến gia đình tỷ phú này mất đi khoảng 6 tỷ USD do quy định về thuế thừa kế vô cùng nặng nề của Hàn Quốc.

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn