2/10/12

Sự nghiệp

Hai chữ "Sự nghiệp" thực sự là mối quan tâm hàng đầu nhưng cũng là nỗi nhức nhối số 1 của thế giới "mày râu". Và đến nay thì không chỉ có "đấng nam nhi" mà cả "phái đẹp" cũng đã biết coi trọng sự nghiệp.
Vậy SỰ NGHIỆP là gì? Người ta 'lao vào lửa' để gây dựng sự nghiệp, nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu thế nào là sự nghiệp? Để rồi đến cuối đời mới cay đắng ngộ ra rằng suốt đời mình chạy theo bong bóng, đi xây dựng sự nghiệp cho người khác chứ không phải cho mình.
Tôi đã làm việc tại hầu hết các mô hình doanh nghiệp, lớn có, nhỏ có, nhà nước có, tư nhân có, liên doanh có, nước ngoài có... với những chức vụ từ nhỏ nhất là nhân viên bán hàng cho đến cao nhất là giám đốc kinh doanh. Ở đâu tôi cũng để lại dấu ấn về thành tích và luôn được nhận một lời khuyên giống nhau rằng "Đừng tốn thời gian bay nhảy nữa. Hãy gây dựng sự nghiệp của mình ngay tại đây". Đáng buồn rằng, những người khuyên tôi toàn là những người cũng đang đi tìm một sự nghiệp cho mình, những người làm thuê cao cấp.
Đó là những mô hình kinh doanh truyền thống, còn những mô hình kinh doanh hiện đại như đa cấp, bảo hiểm thì sao?
Tôi đã làm bảo hiểm và tìm hiểu sâu về đa cấp. Về sản phẩm, dịch vụ và công việc thì rất tuyệt vời. Nhưng tôi đang nói về góc độ sự nghiệp. Những người làm việc ở các công ty này khi muốn mời một người nào đó vào hệ thống của mình thì hầu hết họ sẽ hỏi ứng viên "Bạn có thực sự muốn có một sự nghiệp riêng cho mình mà không cần vốn?". Những người hỏi câu này họ không hiểu thế nào sự nghiệp và thế nào là vốn. Họ cho rằng khi tham gia vào một hệ thống kinh doanh có sẵn nào đó và xây dựng một đội ngũ làm việc dưới mình thì đó là sự nghiệp của mình. Việc tham gia vào hệ thống đa cấp hay bảo hiểm để sau đó gây dựng một đội ngũ dưới mình. Khi đội ngũ đó lớn mạnh, có thể tự hoạt động độc lập thì người xây dựng đội ngũ hoàn toàn có thể "làm chơi ăn thật". Nhưng đó là một dạng đầu tư chất xám và thời gian - 2 nguồn vốn quan trọng nhất, chứ không phải sự nghiệp. Khi nào bạn còn phải làm việc tuân thủ theo khuôn mẫu của người khác thì đó là bạn đang xây dựng sự nghiệp cho người khác chứ không phải cho chính mình. Nếu như ai đó khuyên tôi làm bảo hiểm hay đa cấp để học hỏi, rèn luyện cách thức xây dựng sự nghiệp cho riêng mình, tôi sẽ theo người đó.
Sự nghiệp là môi trường làm việc do chính mình tạo ra, hoạt động theo ý muốn của mình, phong cách của mình và mạng lại lợi ích lớn, lâu dài cho xã hội.

2/5/12

12 yếu tố năng lực làm việc


Nhóm
Yếu tố năng lực
Nội dung
Thinking
Tư duy
Phát hiện vấn đề
Khả năng phân tích hiện tại và làm rõ mục tiêu, vấn đề
VD: Tìm ra nơi có vấn đề và đề nghị phương án giải quyết
Lập kế hoạch
Khả năng làm rõ, sắp xếp phương án giải quyết vấn đề
VD: Làm rõ nhiều chu trình để giải quyết vấn đề, tiếp đó xem xét “Trong đó phương án nào tốt nhất” và chuẩn bị đối ừng theo phương án đó.
Sáng tạo
Khả năng làm ra giá trị mới
VD: Không dừng lại ở những ý tưởng đã có sẵn mà suy nghĩ các phương án giải quyết mới
Action
Hành động
Tính độc lập
Khả năng tiến hành công việc
VD: Không chờ chỉ thị mà tự bản thân tích cực tìm ra công việc mình cần làm.
Đầu tàu
Khả năng khuyến khích người khác cùng làm việc
VD: Kéo mọi người xung quanh cùng hoạt động hướng đến mục đích, kêu gọi “Hãy cùng nhau làm ... ”
Thực hiện
Khả năng thiết lập và hoàn thành mục tiêu
VD: Không chỉ làm những việc được giao mà không sợ thất bại tự mình lập ra mục tiêu, kiên trì theo đuổi và hoàn thành.
Team work
Làm việc nhóm
Truyền đạt
Khả năng truyền tải ý kiến của mình một cách dễ hiểu
VD: Sắp xếp một cách dễ hiểu ý kiến của bản thân và truyền đạt cho đối phương hiểu chính xác
Lắng nghe
Khả năng lắng nghe ý kiến của người khác
Lắng nghe ý kiến của người khác bằng cách tạo môi trường, thời gian phù hợp cho đối phương có thể dễ nói
Mềm dẻo
Khả năng lý giải sự khác biệt giữa các ý kiến, vị trí khác nhau
VD: Không cứng nhắc theo cách làm, nguyên tắc của bản thân, lý giả và tôn trọng ý kiến, lập trường của người khác
Đọc tình huống
Khả năng lý giải tính liên hệ giữa mọi người, sự việc xung quanh
VD: Khi làm việc nhóm, nắm được mình nên giữ nhiệm vụ nào
Kỷ luật
Khả năng làm đúng nguyên tắc xã hội, đúng cam kết
VD: Trong trường hợp nào cũng quy định phát ngôn và hành động của bản thân phải luôn đúng theo nguyên tắc xã hội.
Quản lý stress
Khả năng đối ứng với các nguồn phát sinh stress
VD: Dù có cảm giác đang strees nhưng nghĩ lạc quan rằng đây là cơ hội trưởng thành và thả lỏng cơ thể.

2/2/12

Quy trình Sale kinh điển


1. Tìm kiếm và sàng lọc khách hàng tiềm năng
- Đã có sẵn nhu cầu
- Nhận ra nhu cầu
- Muốn đáp ứng nhu cầu
- Có tiền và có thói quen mua sản phẩm tương tự.

2. Tiếp cận khách hàng
- Tạo ấn tượng ban đầu
- Thiết lập mối quan hệ
- Tìm hiểu thông tin
- Xác định nhu cầu.

3. Thuyết trình
- Nêu đặc tính sản phẩm (A - Attention)
- Nhấn mạnh quyền lợi khách hàng (I - Interest)
- Làm nổi bật giá trị hơn giá cả (D - Desire)
- Lựa chọn giải pháp.
4. Xử lý phản đối
- Lắng nghe và quan sát
- Đồng cảm
- Làm rõ các vấn đề (chuỗi câu hỏi)
- Giải đáp thắc mắc.
* Lý do khách hàng phản đối:
- Không có nhu cầu
- Không đủ tiền
- Không gấp
- Không biết thương lượng
- Sợ ra quyết định
- Sợ mua lầm
- Không hiểu saler nói gì
- Không tin, không thích saler.
5. Chốt sale
- Khi năng lượng, cảm xúc cao nhất
- Đặt câu hỏi mở có chủ ý
- Thực hiện các thủ tục giấy tờ (C - Commitment)
- Thu tiền, giao hóa đơn (A - Action).
* Lý do khách hàng mua:
- Nhu cầu cảm xúc
- Lợi ích kinh tế
- Lợi ích thể chất
- Lợi ích trí tuệ
- Cảm giác bình an.

6. Chăm sóc khách hàng
- Hỏi thăm về độ hài lòng với sản phẩm
- Chúc mừng khách hàng
- Gợi ý giới thiệu khách hàng mới
- Hồi đáp kết quả sale.

3 gia đình, 3 cách giáo dục con



Một buổi chiều, đang tản bộ trong công viên thì tôi bắt gặp một gia đình đang dắt tay nhau đi chơi rất vui vẻ và tôi không thể không dừng lại mà để ý họ. Thằng bé chừng 3 tuổi, hai tay dắt bố mẹ hai bên và vừa đi vừa hát. Đang đi thì thằng bé bỗng dừng lại giật tay bố mẹ chạy về phía đằng trước. Vừa chạy nó vừa liến thoắng: “Mẹ ơi có cái giấy kẹo kìa, ai vứt ra đường thế, phải vứt vào thùng rác chứ”, nói rồi thằng bé nhặt cái giấy kẹo và chạy lại bỏ vào thùng rác. Sau đó nó lại bám vào tay bố mẹ và vừa đi vừa hát. Tôi để ý thấy cả bố và mẹ của thằng bé nhìn con cười và nói: “Con làm tốt lắm, bé ngoan”.

Tôi nghĩ việc làm của em bé đó là rất đáng hoan nghênh, mới ít tuổi đầu mà đã biết làm những việc có ý thức như vậy thì chắc hẳn bố mẹ bé đã rất biết cách dạy con. Và tôi nghĩ, việc bố mẹ khích lệ, khen bé như vậy là hoàn toàn đúng.

Nhưng đi thêm một đoạn, tôi bắt gặp một gia đình khác. Nhà này cũng có cậu con trai chỉ nhỉnh hơn em bé trên một chút. Em bé không bám tay cha mẹ vừa đi vừa hát mà chỉ dắt tay mẹ thôi. Đang đi thì ông bố đá phải một lon nước ngọt đã uống hết mà ai đó vứt ra đường. Tiện chân, ông bố đá luôn vào sát bên đường. Mẹ của bé thấy vậy thì bảo: “Sao anh lại đá thế, nhặt bỏ vào thùng rác có tốt hơn không”. Cậu con trai lau tau: “Để con nhặt cho”, mẹ bé bảo: “Đúng rồi, con nhặt bỏ thùng rác đi”. Nhưng thằng bé chưa kịp nhặt thì bố nó đã “gào” lên: “Không việc gì phải nhặt, bẩn tay, mình có vứt đâu mà phải nhặt, chúng nó chẳng giữ vệ sinh chung thì sao mình phải giữ”. Nói rồi ông bố kéo tay con trai đi tiếp.
Ngẫm ra thì thấy ông bố nói cũng có lý, nhưng thiết nghĩ có nên dạy con kiểu như vậy. Chẳng nhẽ mình lại học tập cái tính không tốt của người ta. Mẹ bé đã rất hiểu chuyện, không câu nệ ai là người vứt rác ra đường mà vẫn dạy con cách giữ gìn vệ sinh chung bằng cách bảo con nhặt bỏ thùng rác hộ người khác. Nhưng việc làm này lại không được ông bố tán thành. Ở đây đã thấy có sự khác biệt quan niệm trong dạy con, chứ không đồng nhất như gia đình mà tôi vừa gặp trước đó.
Đi tiếp, một lúc sau tôi lại gặp một gia đình nữa. Gia đình này có một cô “công chúa” rất xinh và đáng yêu. Cô bé đang được bố bế và đi đến đâu cũng hỏi han hết cái này đến cái kia. Đến đoạn đường có hoa, cô bé đòi xuống đi bộ. Nhìn thấy hoa đẹp, cô bé thích quá reo lên: “Mẹ ơi hoa đẹp quá” và chạy vội vàng lại lại đám hoa. Chẳng may vấp ngã, cô bé nằm sõng soài trên mặt đất. Thấy vậy, bố bé vội vàng lao đến bế thốc con lên và phủi lấy phủi để những đám bụi bẩn bám trên quần áo con trong khi mẹ bé vẫn đi bình thường và nói: “Tự đứng dậy đi con, lớn rồi”.

Ngay lúc ấy gặp hàng quà rong, cô bé đòi ăn bim bim, mẹ bé bảo: “Mình đang đi về rồi, về nhà ăn cơm thôi con, ăn bim bim là lát không ăn được cơm đâu”, nhưng bố bé thì lại bảo: “Gói bim bim đáng bao nhiêu, đói ngay í mà” rồi mua bim bim cho con ăn, mặc cho mẹ bé không đồng tình. Cô bé tỏ ra rất thích chí và ăn hết gói bim bim, ngay lập tức bé ném vèo vỏ bim bim xuống đất. Mẹ bé lừ mắt: “Nhặt lên đi con để lát gặp thùng rác thì bỏ vào chứ sao lại ném xuống đường thế”. Ngay lập tức bố bé nhặt lên cho con không kèm theo câu phàn nàn có vẻ khó chịu: “Mẹ khó tính quá, người ta vứt đầy đây này, thôi để bố nhặt cho, chạy chơi tiếp đi…”.

Cũng là một kiểu “vênh” nhau trong cách dạy con giữa bố và mẹ. Nếu người khác nhìn vào có lẽ sẽ nghĩ: “Bố yêu con thế còn gì”, nhưng theo tôi đây là một cách chiều con thì đúng hơn và cách chiều con này khá là tai hại vì nó vô tình sẽ tạo cho con tính ỉ lại mà không biết tự lập.
Có con là một hạnh phúc, nhưng không phải có con rồi là hạnh phúc sẽ tự đến. Bởi không phải lúc nào cả vợ cả chồng cũng đồng thuận trong việc dạy con. Sự bất đồng trong cách dạy con đôi khi lại chính là nguyên nhân gây nên những rắc rối và trục trặc giữa bố mẹ và thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tính cách của con.
Ngay từ đầu, vợ chồng nên thống nhất cách dạy con, dù bất mãn với nhau thế nào cũng nên tránh phản ứng gay gắt trước mặt con. Nếu có thể, hãy thảo luận các mâu thuẫn để tránh dẫn đến xung đột và điều quan trọng nhất là nên biết tiếp thu ý kiến của người khác để có cách dạy con tốt nhất trong mỗi gia đình.

Theo MaskOnline

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn