9/26/11

Công ty tuyệt hảo




“Bạn đại diện giá trị gì?”
“Công ty bạn đại diện giá trị gì?”

* 10 bí kíp xây dựng 1 công ty tuyệt hảo: 
- Tin vào một viễn cảnh rộng lớn và cao cả: có niềm tin sẽ có chiến thắng.
- Xác định giá trị cốt lõi và để giá trị cốt lõi cai trị công ty: hành động theo GTCL sẽ tạo ra văn hóa công ty.
- Xây dựng khả năng tập đoàn và hợp lực: năng lực đặc biệt mà đối thủ khó bắt chước.
- Hướng về khách hàng: khách hàng là người trả lương.
- Xây dựng lãnh đạo và một tổ chức chiến thắng: sáng tạo, khác biệt.
- Liên tục tái tạo công ty: giao thoa ý tưởng.
- Sống tốc độ: nhanh nhạy, bỏ quan liêu.
- Tôn vinh tính sáng tạo và đổi mới: phá luật, khác biệt, chấp nhận sai.
- Phấn đấu để dẫn đầu thị trường: đứng giữa dòng là thất bại.
- Tạo niềm vui, hứng thú trong kinh doanh: cuộc sống có ý nghĩa.

* Công ty tuyệt hảo chú trọng con người, khả năng tự nhiên, ý nghĩa công việc, bền vững.
-> Nên: làm việc thông minh hơn cố gắng, nhận trách nhiệm, tránh đổ lỗi.

* Giá trị cốt lõi   thời gian>  Văn hóa doanh nghiệp.
Các loại VHDN:
-  VH thủ tục     \     /     -  VH vị sản phẩm: tin vào sản phẩm, dịch vụ
-  VH đổ lỗi         \ /       -  VH khuyến khích tính lãnh đạo
-  VH cục bộ       / \       -  VH doanh nhân: nhạy bén, thông minh,
-  VH bảo thủ    /     \         chú trọng con người, “làm đúng việc”.

Công việc lý tưởng



Thế nào là một công việc tốt?

Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi “Thế nào là một công việc tốt?”. Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của năm 5P + 1T: Passion, Pride, People, Promotion, Pay và Time.

Passion: Đam mê
Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động?... Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Pride: Tự hào
Bạn có yêu công ty mình không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không? Môi trường làm việc có tạo cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất?... Nếu vẫn chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó... Xin chúc mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.

People: Con người
Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!

Promotion: Thăng tiến
Thăng tiến được hiểu cả về mặt kỹ năng, kiến thức và chức vụ. Bạn đã trau giồi, học tập được gì ở công việc hiện tại so với những kiến thức nhà trường? Sau bao năm làm việc bạn có hoặc sắp được đề bạt lên chức hay vẫn chỉ dậm chân tại chỗ? Trong vòng 3 năm, nếu bạn được thăng chức vì năng lực và những kỹ năng, kiến thức của mình thì đó chính là công ty bạn nên đầu tư lâu dài.

Pay: Tiền lương
Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp, hỏi những người cùng nghề... Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ thưởng bằng cổ phiếu... cũng đáng để bạn xem xét.


Time: Thời gian
Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa mà ít người quan tâm, đó là thời gian rảnh. Đôi khi bạn làm việc hăng say, quên mình nhưng bạn không quan tâm đến hiệu quả lâu dài. Bạn thường xuyên có vài phút rảnh rỗi để ngồi suy nghĩ những gì mình làm và sáng tạo phương cách làm việc hiệu quả không? Bạn có được đảm bảo thời gian nghỉ ngơi chính đáng để tái tạo sức lao động và giữ gìn sức khỏe cho cuộc sống không?

Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là “Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Lãnh đạo và nhân viên


Trên thực tế 90% mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là mâu thuẫn. Dù rằng mâu thuẫn là mầm mống của phát triển, nhưng sao chiếm tỉ lệ cao thế?
Đơn giản vì giữa 2 tầng lớp này có những khác biệt cơ bản.

1. 5 khác biệt giữa Lãnh đạo và nhân viên (nhân tố tạo nên mâu thuẫn)

Staff
Leader
Cause
Nghĩ về cá nhân mình là chính
Luôn hướng về tập thể, lợi ích chung
Đánh giá người lãnh đạo thông qua kết quả của tập thể
Thường nhìn nhận vấn đề ở mức độ khó khăn
Luôn nhìn mọi khó khăn là những cơ hội
Khác biệt về tư duy, tầm nhìn
Dễ nản lòng khi gặp khó khăn, trở ngại
Không bao giờ chịu chấp nhận thất bại, coi đó như bài học quý báu
Khác biệt về bản lĩnh
Làm việc thường theo cảm tính, ý thích
Làm mọi việc đều có tổ chức, trình tự và dựa trên những con số biết nói
Khác biệt về cách làm
Coi lương, thưởng là vấn đề quan trọng
Coi sự thành đạt, thăng tiến là vấn đề quan trọng
Nếu công việc tiến triển tốt đẹp thì đương nhiên lương, thưởng sẽ tăng.
2. Tố chất lãnh đạo
- Tầm nhìn: Biết nhìn viễn cảnh, nhìn khó khăn thành cơ hội.
- Bản lĩnh: Tinh thần chiến thắng cao: dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn.
- Hành động: Nói và làm có sở cứ, kế hoạch. Nói ít, nghe nhiều.
- Tư duy: Tinh thần trách nhiệm, tập thể: có tập thể tốt mới có cá nhân tốt.
- Uy lãnh đạo: nghiêm túc, hòa đồng. Định hướng, tạo động lực cho nhân viên.

- Trách nhiệm: Phát hiện, đào tạo đội ngũ kế cận.

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn