8/28/12

10 câu hỏi thay đổi cuộc đời


1. Bạn nghĩ bạn bao nhiêu tuổi nếu bạn không biết tuổi hiện tại của bạn?


2. Điều nào tệ hơn, thất bại hay không thử gì hết?



3. Nếu cuộc đời này quá ngắn, tại sao ta làm nhiều điều ta không thích và thích nhiều điều ta không làm?

4. Khi mọi thứ đã được nói và làm (kết thúc), bạn đã nói nhiều hơn hay làm nhiều hơn?

5. Nếu được thay đổi một điều trên thế giới, bạn sẽ thay đổi điều gì?

6. Nếu hạnh phúc là một thứ tiền tệ, bạn sẽ làm gì để giàu có?

7. Bạn có đang làm điều bạn tin tưởng không? Hay bạn có đang tạm thỏa mãn với những gì bạn đang làm không?

8. Nếu tuổi thọ trung bình của con người là 40 năm, bạn sẽ sống khác đi như thế nào?

9. Bạn đã kiểm soát được đời bạn tới mức độ nào?

10. Bạn muốn làm đúng mọi điều hay muốn làm điều đúng hơn?

7/5/12

Câu chuyện con Lạc đà


Lạc đà Con: Mẹ ơi! Dạ, con hỏi mẹ một vài điều nha!
Lạc đà Mẹ: Tất nhiên rồi con trai, có điều gì làm con bận tâm hả?
Lạc đà Con: Tại sao lạc đà chúng ta lại có cái bướu vậy mẹ?
Lạc đà Mẹ: À, con trai! Chúng ta là động vật chuyên sống trên sa mạc, vì thế chúng ta cần cái bướu để dự trữ nước. Con có biết là chúng ta rất nổi tiếng là động vật có thể tồn tại mà không cần nước đó!
Lạc đà Con: Dạ, mẹ ơi! vậy tại sao đôi chân chúng ta lại dài và bàn chân thì lại tròn vậy mẹ?

Lạc đà Mẹ: Con trai à! Nhờ đó mà chúng ta có thể đi trên sa mạc tốt hơn các loài vật khác đó!
Lạc đà Con: Tại sao lông mi chúng ta lại dày và đôi khi nó làm cản trở tầm nhìn của con.
Lạc đà Mẹ: Lông mi dày để bảo vệ mắt chúng ta đó. Nó sẽ bảo vệ mắt tránh khỏi gió và cát.
Lạc đà Con: Dạ, con hiểu rồi Mẹ ạ! Vậy cái bướu giúp dự trữ nước khi chúng ta ở trên sa mạc, đôi chân dài giúp di chuyển tốt hơn và lông mi dày bảo vệ mắt tránh khỏi cát và gió của sa mạc.
Lạc đà Con: con còn một câu hỏi nữa thưa mẹ! 
Lạc đà Mẹ: Câu hỏi gì vậy con?
Lạc đà Con: Những thứ đó có ích gì khi chúng ta đang ở trong sở thú vậy mẹ?

6/24/12

Cơ hội

Trên đời này có ba thứ mất đi không thể lấy lại được, bạn có biết không?
Câu trả lời "Thời gian, lời nói và cơ hội" ... là không đúng. Cái không đúng chính là cơ hội. Cơ hội hoàn toàn có thể đến nhiều lần. Đây chỉ là câu nói bị biến tấu so với câu nói gốc.
Câu trả lời chính xác là "Thời gian, lời nói và mũi tên bắn đi". Ở đây người ta muốn đề cập đến hậu quả của 3 thứ mất đi. Thời gian làm người ta già đi, yếu đi; lời nói không tốt làm người nghe bị tổn thương mãi mãi cho dù có bất cứ lời thanh minh nào sau đó; mũi tên bắn đi gây thương tích hoặc tử vong cho người bị bắn trúng.
Vậy tại sao nhiều người lại biến tấu câu nói bất hủ này thành "Thời gian, lời nói và cơ hội". Bởi họ quan niệm cơ hội là duy nhất, cơ hội chỉ đến một lần và chỉ dành cho những ai biết nắm lấy.
Thực tế, trong cuộc sống có 3 kiểu ứng phó với cơ hội:
1. Thờ ơ với cơ hội
Đây là mẫu người chiếm phần đông trên thế giới, những người chỉ biết lầm lũi sống qua ngày theo một công thức vô cùng nhàm chán. Ngày nào cũng như ngày nào, cũng công việc ấy, cũng những con người ấy tại những nơi ấy. Họ từ chối tất cả những gì có thể làm thay đổi cuộc sống hiện tại của họ. Đó chính là hình ảnh của những người ăn xin, bán vé số, bán hàng rong... và một bộ phận lớn những người làm công ăn lương.
2. Chờ đợi và nắm bắt cơ hội
Đây là những người tích cực, năng động, những người luôn đi tìm sự đổi mới cho công việc, cho cuộc sống của mình tốt hơn. Họ học hỏi, sục sạo, tìm tòi những thông tin, những ý tưởng để từ đó chớp lấy thời cơ làm giàu hay đạt được những mục đích của mình. Hình ảnh điển hình nhất cho nhóm người này đó là những người làm kinh doanh tự do, những chủ doanh nghiệp nhỏ hay những sinh viên sắp ra trường.
3. Tạo ra cơ hội
Những người này chiếm tỷ lệ không quá 1% dân số thế giới. Họ là những người kiệt xuất, những ông chủ lớn, những lãnh tụ vĩ đại. Họ không bàng quan với cơ hội, họ không chờ đợi cơ hội mà họ chủ động tạo ra cơ hội cho chính họ và nhiều người khác.
Hồ Chí Minh đã tạo ra cơ hội sống hòa bình, tự do cho dân tộc Việt Nam, cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho những tập đoàn kinh tế đa quốc gia.
Steve Jobs tạo ra cơ hội được tiếp cận công nghệ đỉnh cao cho hàng triệu người trên khắp thế giới xếp hàng chờ tới lượt mua sản phẩm của Apple.
Và rất rất nhiều những tấm gương khác.

Thay vì chờ đợi, hãy chủ động tạo ra cuộc sống.

6/23/12

Học hiệu quả

Tại sao hầu hết những người học cao, học nhiều đều phải sống chật vật làm thuê cho những người ít bằng cấp?
Sự khác biệt xuất hiện khi người ta trả lời 3 câu hỏi sau:
-         Học cái gì?
-         Học để làm gì?
-         Học như thế nào?
Hầu hết mọi người học theo phong trào, tục lệ cũ chứ không thực sự biết mình cần phải học cái gì và vì mục đích gì. Thậm chí, rất rất nhiều người học chỉ vì những mục đích rất tầm thường: học để lấy bằng rồi ép plastic treo trên tường, học để cho hồ sơ xin việc thêm phong phú.
Những tấm gương sáng trên khắp thế giới đã cho thấy những người thành đạt xuất chúng đều bỏ dở việc học chính quy, đơn giản là vì họ biết họ cần phải học cái gì để đáp ứng mục đích của họ chứ không phải học tràn lan mất thời gian. Hai ví dụ điển hình là Bill Gates và Steve Jobs, họ bỏ học giữa chừng để đi tìm những khóa học chuyên sâu hoặc tự tìm tòi, nghiên cứu về công nghệ thông tin, phần mềm – những niềm đam mê của họ, với mục đích làm thay đổi thế giới.
Mỗi người đều phải có mục đích rõ ràng và sẽ biết phải học cái gì cho đúng. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ về phương pháp học sao cho hiệu quả nhất mà tôi đã học được và trải nghiệm thành công. Gồm 3 giai đoạn:
1. Học
“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” hay “Học, học nữa, học mãi” là những câu nói bất hủ đã mô tả đầy đủ tầm quan trọng của việc học. Học không bao giờ là đủ, mỗi người, mỗi cấp bậc đều có những kiến thức tương ứng cần phải học.
Tuy nhiên, nếu chỉ học xong rồi nhận chứng chỉ cho đẹp thì sau một tháng hoặc một năm tất cả đều thành tờ giấy trắng. Do vậy, bước quan trọng tiếp theo là trải nghiệm.
2. Trải nghiệm
“Học đi đôi với hành”. Trải nghiệm chính là phương pháp kiểm tra tốt nhất tính hiệu quả của những gì đã học. Quan trọng hơn nữa là trải nghiệm sẽ giúp người học hiểu bài, nhớ bài nhanh nhất, lâu nhất, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong các bài học.
Như vậy đã đủ chưa?
Chắc chắn là chưa. Bởi đây mới chỉ là cách chúng ta tiếp cận và ứng dụng những kiến thức của người khác ở một cấp độ nhất định.
Vậy làm sao để có thể làm chủ những kiến thức đó, làm chủ sự thay đổi bản thân và nâng tầm kiến thức đó lên một cấp độ mới? Đó chính là chia sẻ.
3. Chia sẻ
Phần lớn người học thiếu đi bước quan trọng này trong quá trình học tập. Có nhiều người thì cho rằng học xong ứng dụng là đủ, có nhiều người lại cho rằng họ không có khả năng truyền đạt, hoặc cả hai hay nhiều lý do khác nữa.
Nhưng, để thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời từ những gì được học thì không chỉ trải nghiệm kiến thức là đủ. Nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn rũa, lặp đi lặp lại nhiều lần. Chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm là phương pháp tốt nhất để người học hoàn toàn làm chủ các kiến thức đã học, thay đổi bản thân từ những hoạt động thường xuyên và liên tục nâng cao giá trị kiến thức, kỹ năng.
Có nhiều cách chia sẻ rất đơn giản: viết blog, viết sách, trò chuyện thường ngày, trao đổi trong hội nhóm, cao hơn nữa là thuyết trình, đào tạo (training), huấn luyện (coaching).

Học, trải nghiệm rồi chia sẻ.

5/10/12

Lý thuyết <=> Thực tế

Lâu lắm rồi, hôm nay tôi mới có buổi cà phê ngắn ngủi nhưng thật tuyệt vời. Buổi cafe chưa đầy 1 giờ với anh Lê Nhật Trường Chinh.
Qua buổi nói chuyện, tôi có được rất nhiều bài học hữu ích cho sự nghiệp đào tạo. Nhưng có một điều mà tôi đặc biệt lưu ý, đó là khái niệm về các bài học lý thuyết và thực tế.
Có một thực tại mà ai cũng thừa nhận rằng những bài học trong nhà trường chỉ là lý thuyết. Kết quả của cách giáo dục này là hầu hết người ta sau khi tốt nghiệp phải lo đi xin việc khắp nơi để có miếng cơm manh áo hàng ngày. Vậy có bao nhiêu người hiểu rằng tất cả những lý thuyết đó cũng được đúc rút từ những kinh nghiệm xương máu của bao thế hệ người từ hàng nghìn năm về trước?
Vài thập kỷ gần đây, có một nghề khá hút khách xuất hiện - nghề diễn giả. Nghề diễn giả nhanh chóng tạo được vị thế trong xã hội vì những chương trình đào tạo hoàn toàn khác với những gì có trong nhà trường. Khác với thày giáo, người diễn giả chủ yếu thuyết trình những nguyên tắc mình đã áp dụng thực tế và thành công nhằm giúp cho học viên cũng có một con đường đến thành công giống như mình. Học viên trong những khóa học này thường khá thích thú với phong cách thuyết trình và những trải nghiệm thực tế của diễn giả. Tuy nhiên, cũng chỉ được khoảng 1% số học viên sau khóa học có sự thay đổi và đạt được những thành công rực rỡ.
Vì sao 2 cách giáo dục khác nhau nhưng lại có cùng một kết quả? Đơn giản là cách nào thì cũng chỉ là truyền đạt kiến thức hay kinh nghiệm thực tế của giảng viên chứ không phải những trải nghiệm thực tế của người học. Có thể nhiều người có bí quyết để thành công và muốn chia sẻ lại cho người khác, tuy nhiên, những bí quyết đó chưa chắc đã đúng với những gì mà người học viên đang thiếu. Và cuối cùng nó cũng chỉ là lý thuyết.
Làm sao để các buổi học không còn là lý thuyết?
Vài năm gần đây đã có một số chuyên gia đào tạo áp dụng những phương pháp đào tạo theo chiều sâu, tác động đến từng học viên cụ thể. Có thể kể đến Anthony Robbins, T.Harv Eker... Và phần lớn học viên những khóa học này sau đó đều đạt được những kết quả phi thường so với trước đó. Đó chính là phương pháp đào tạo của thời đại tri thức, nêu bật vấn đề của từng cá nhân học viên rồi sau đó bằng kiến thức và kinh nghiệm của huấn luyện viên đưa ra những giải pháp trải nghiệm phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể. Và kết quả là học viên được trải nghiệm thực tế với chính vấn đề của mình để loại bỏ những thói quen xấu trước đây, áp dụng những tư duy mới để thành công trong cuộc sống.

Bài học lý thuyết hay thực tế, hiệu quả phải được đánh giá qua kết quả ứng dụng của học viên.

5/6/12

5 bài học kinh điển

Trẻ em thường có những suy nghĩ và hành động rất ‘bản năng’. Tuy nhiên, có rất nhiều những bài học từ ‘bản năng’ của trẻ em nhưng người lớn thường quên lãng, và nếu ai biết cách áp dụng thì sẽ đạt được những thành công rực rỡ.
Dưới đây là 5 bài học rất căn bản nhưng kinh điển mà người lớn cần phải học trẻ con.

1. ƯỚC MƠ LỚN
Có một nghịch lý trong cuộc sống rằng, khi bé thì thường mơ ước lớn nhưng càng trưởng thành thì mơ ước càng 'teo' lại. Lý do bởi càng lớn thì người ta càng gặp nhiều khó khăn, thất bại trong cuộc sống dẫn đến nỗi sợ ngày một lớn và bóp nghẹt dần những ước mơ.
Những ước mơ của trẻ em chỉ dựa trên cảm tính, sở thích chứ không có căn cứ về bằng cấp, học vấn, về hoàn cảnh, nguồn lực… và đặc biệt, những ước mơ này không bao giờ có bóng dáng của những nỗi sợ.
Thực tế đã chứng minh, tất cả những người hoàn thành được ước mơ của mình họ đều chỉ có duy nhất một yếu tố hơn hẳn những người khác, đó là khát vọng thực hiện ước mơ. Những vĩ nhân đó chính là Hồ Chí Minh, Steve Jobs, Beethoven…
Vậy tại sao rất nhiều trong số chúng ta cứ để những nỗi sợ ấu trĩ, sự tự ti đè nén những ước mơ, thậm chí có rất nhiều người ngay cả mơ cũng không dám?!

2. SUY NGHĨ ĐƠN GIẢN
Khi hỏi “bệnh gì bác sĩ phải bó tay”, hầu hết những người lớn sẽ trả lời AIDS, ung thư hay nhiều thứ bệnh ghê gớm khác, thậm chí có nhiều người nghĩ ‘thoáng’ hơn như bệnh lười, bệnh dại gái… Nhưng với một đứa bé thì câu trả lời sẽ là “gãy tay”.
Hoặc một câu đố khác: Vật gì giống như cuốn sổ tay? Nào, bạn hãy dừng lại 10 giây suy nghĩ xem.
Đừng quá phức tạp, đó chính là cuốn sổ tay.
Trong cuộc sống có rất nhiều những tình huống, những câu nói rất đơn giản mà người ta lại thích suy diễn đủ điều làm cho nó phải trở nên vô cùng phức tạp. Ví dụ, lâu ngày nhớ bạn cũ nên gọi nhau đi uống café trò chuyện hỏi thăm. Người bạn kia sẽ nghĩ rằng chắc tên này có gì muốn nhờ vả mình đây, hay là muốn mời đám cưới… và để phòng thủ nên đã từ chối cuộc hẹn sau một hồi tưởng tượng đủ lý do.
Suy nghĩ sẽ dẫn đến hành động tương ứng. Những suy nghĩ và hành động đơn giản giúp mọi người dễ hiểu nhau, thân thiện hơn và tăng cường sự hợp tác. Những suy nghĩ phức tạp làm mọi người dễ bị stress và hiểu lầm để rồi xa lánh nhau. Suy nghĩ đơn giản cũng giúp mọi người nhìn nhận vấn đề dễ dàng và quyết tâm thực hiện.
Vậy tại sao không chọn cách suy nghĩ đơn giản mọi vấn đề chứ?

3. ĐỨNG DẬY SAU KHI NGÃ
Điều này muốn nói theo khía cạnh ý chí bất khuất khi gặp những trở ngại, thất bại trong cuộc sống.
Một đứa trẻ đang đi bị vấp ngã, việc đầu tiên là đứng dậy, phủi chân tay và sau đó đi tiếp.
Bạn có thấy đứa trẻ nào sau khi ngã rồi nằm luôn không? Có, một số rất ít những đứa trẻ nhõng nhẽo hoặc do cú ngã mạnh làm đứa trẻ đau không thể đứng dậy ngay.
Còn bạn thì sao? Nếu gặp những thất bại trong cuộc sống bạn sẽ ‘đứng dậy đi tiếp’ hay bỏ cuộc? Thử tưởng tượng một đứa trẻ đang tập đi, bị vấp ngã rồi bỏ cuộc thì sẽ ra sao? Đứa trẻ đó suốt đời ngồi xe lăn. Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều những mục tiêu, những kế hoạch, nhưng nếu chúng ta không quyết tâm theo đuổi những mục tiêu đó, thực hiện những kế hoạch đó thì suốt đời chúng ta bị dìm trong vòng xoáy của sự tồn tại ‘ăn – làm việc – ngủ – ăn – làm việc – ngủ…’.
Cuộc đời có thể quật ngã ta, sau khi ngã ta có 2 lựa chọn: nằm luôn hoặc đứng lên.

4. ĐẶT CÂU HỎI CHO NHỮNG GÌ KHÔNG RÕ
Một trong những đặc điểm của trẻ em là hỏi và hỏi. Chúng hỏi mọi nơi, mọi lúc, mọi người và mọi vấn đề. Có nhiều người lớn thậm chí còn phát cáu vì những câu hỏi của đứa trẻ, nhưng họ không hiểu rằng đó chính là cách những đứa trẻ đang lớn lên, đang tự hoàn thiện trí não của mình.
Thay vì ‘giấu dốt’, những đứa trẻ luôn nỗ lực tìm ra câu trả lời cho mọi vấn đề thông qua việc làm đơn giản, đó là hỏi người khác. Điều này ở người lớn thì lại phổ biến theo chiều ngược lại. Vì ‘cái tôi’ quá lớn nên người lớn thường tỏ ra biết hết mọi thứ, không chịu học hỏi, không chịu hợp tác, chỉ đến khi phải nhận hậu quả do sự thiếu hiểu biết của mình thì mới cuống cuồng tìm cách đối phó.
Trên đời này còn điều gì bạn chưa biết? Nếu câu trả lời là không còn điều gì hay chỉ còn vài điều thì rõ ràng bạn cũng không phải là người. “Nhân vô thập toàn” mà.
Chỉ những con ‘ếch ngồi đáy giếng’ mới tưởng mình là giỏi, là biết hết mọi thứ. Những người tài giỏi, giàu có họ không ngừng tìm tòi, học hỏi bất cứ ai, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào mà họ biết có những điều họ còn đang thiếu.
Biết đến khi nào mới xuất hiện một người không bao giờ cần sử dụng những câu hỏi?

5. CHƠI VỚI BẠN ĐỒNG TRANG LỨA HOẶC LỚN HƠN
Đây là một tính cách khá thú vị của trẻ em. Chúng không thích chơi với những đưa trẻ nhỏ hơn, ngay cả đó là em ruột. Chúng sẽ kết với nhau thành một nhóm cùng lứa để cùng chơi với nhau hoặc theo những anh chị lớn hơn để học hỏi.
Người lớn thì thường ngược lại. Họ thích giao du với những người thấp kém hơn mình để thể hiện ‘cái tôi’ vô nghĩa, muốn được những người ‘dưới tầm’ tung hô mình. Rất ít người đủ tự tin và khát vọng được giao du với những người hơn mình.
Tục ngữ có câu “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu”. Câu này có 2 ý, một ý là những người ‘đồng đẳng’ thường vào hội với nhau, một ý là khuyên mọi người nếu muốn nâng tầm mình lên thì phải biết giao du với những người hơn mình để có cơ hội được học hỏi và phấn đấu được như những người đó.
Tại sao bạn phải giao du với những người mà bạn không hề thích cuộc sống như của họ? Tại sao bạn không dám giao du với những người mà bạn mong muốn có cuộc sống như họ đang có?
Có một câu nói “Hãy cho tôi biết bạn của bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”.


10 bí quyết thành công của người Do Thái

Trước đây chúng ta đã biết, nhiều nhân vật nổi tiếng khai sáng những học thuyết, tôn giáo, khoa học lớn trên thế giới đều là những người mang dòng máu Do Thái như: Chúa Jésu, nhà tiên tri Mohammed, Karl Marx, Alber Einstetn... Nhưng ít người biết rằng, ngày nay thế giới cũng có khá nhiều tỷ phú là người Do Thái. Có một vị học giả đã nói, một ông chủ ngân hàng lớn người Do Thái ở Washington bị "ho hắng”, toàn bộ ngân hàng trên thế giới sẽ bị "cảm cúm" ngay; 5 tập đoàn tài chính lớn của người Do Thái liên hợp lại có thể khống chế toàn bộ thị trường vàng thế giới”. Từ đó có thể thấy sự giàu có của các doanh nhân người Do Thái!
Vì sao những người Do Thái lại có những thành công lớn lao như vậy?
Lý Hạo - một học giả Trung Quốc, đã nghiên cứu và tham khảo ý kiến rộng rãi của nhiều học giả trên thế giới nêu ra 10 bí quyết lớn dẫn tới thành công của người Do Thái.

1. Coi trọng trí tuệ hơn tri thức
Đối với người Do Thái, trí tuệ được đánh giá cao hơn tiền bạc, tài sản. Vì họ luôn phải sống trong những điều kiện khó khăn và trong tình huống hiểm nguy, nên họ nhận ra một điều quan trọng đó là tiền bạc, nhà cửa có thể bỏ lại nhưng cái luôn đi với họ đó là trí tuệ, còn người là còn trí tuệ và trí tuệ mới chính là nguồn gốc để giải quyết khó khăn, đương đầu với nghịch cảnh và vươn lên làm chủ.Trí tuệ không giống với tri thức hay thông tin, trí tuệ theo cách hiểu của họ là những tri thức có khả năng ứng dụng làm thay đổi cuộc sống mang lại ích lợi cụ thể. Họ không coi trọng những tri thức ‘chết’ là những điều sách vở không có tính thực tế. Tuy nhiên, việc hiểu sâu hiểu rộng, thu thập thông tin là nền tảng cho việc hình thành trí tuệ tức là khả năng thông minh ứng phó và biến đổi hoàn cảnh. Họ rất coi trọng học vấn nhưng học vấn vẫn ở địa vị thấp hơn trí tuệ. Họ coi người có học vấn nhưng thiếu trí tuệ là “con lừa cõng nhiều sách vở”.

2. Kiên trì học tập suốt đời
Để nâng cao cả vốn tri thức và trí tuệ, họ xác định học tập là một nhiệm vụ và niềm vui suốt đời. Họ xây dựng thói quen học tập liên tục, thu thập thông tin, phân tích vấn đề, áp dụng tri thức mới thành một lối sống. Về phương pháp học tập, người Do Thái cho rằng:
- Tìm ra tư liệu học tập tốt, không nên mù quáng học tập một cách thụ động.
- Học tập phải có trọng điểm không được dàn đều tinh lực, cần học kỹ thấu đáo những nội dung chính yếu.
- Nhờ bộ não người khác: Cấp trên có thể nhờ cấp dưới đọc hộ những cuốn sách mình muốn đọc nhưng không có thời gian hoặc xét thấy không cần mất nhiều thời gian để tự học. Sau đó yêu cầu họ giới thiệu tóm tắt nội dung chính.
- Phải biết học tập người khác, trao đổi, thảo luận với họ: học tập kinh nghiệm của người khác, học những cái tiến bộ, cái hữu ích.
- Học cách quan sát, tri thức có thể là vật chết, chỉ khi ta dùng nó để quan sát thế giới, phân tích vấn đề, nó mới “sống”. Vì vậy quan sát là một bước đi quan trọng để vận dụng tri thức.

3. Tri thức quý hơn tiền bạc 
Người Do Thái không phủ nhận vai trò của tiền bạc, họ nhận thích những mặt tích cực mà tiền bạc với vai trò là một phương tiện, công cụ sẽ làm cuộc sống của họ thuận lợi hơn, an toàn hơn và cũng giúp họ mở rộng tri thức. Họ coi việc tự lập về tài chính là thước đo quan trọng cho sự trưởng thành và trong nền tảng giáo dục gia đình, cha mẹ luôn khuyến khích con cái yêu lao động, yêu làm việc để tự mình ít nhất là không lệ thuộc, hơn nữa là chủ động cuộc sống và làm chủ vận mệnh của mình. Với họ, tiền bạc có thể bị tước đoạt, tri thức thì không. Nên người Do Thái đề cao tri thức và tinh thần ham hiểu biết đến mức độ coi bản thân nó là mục đích của cuộc đời. Tri thức là một loại tài sản có đặt tính đặc biệt, nó không bị tước đoạt và có thể mang theo bên người, ngoài ra nguồn lợi của nó mang lại cả nguồn lợi hữu hình như tiền của, điều kiện sống mà còn cả cách thức sống và hưởng thụ cuộc sống.

4. Nghịch cảnh - một cơ hội trong đời 
Từ truyền thống lịch sử, dân tộc Do Thái đã phải vượt qua nhiều thử thách từ khi Moise lãnh đạo dân tộc, kỳ thị dân tộc của Đức Quốc Xã, hiện nay đối đầu với nhiều quốc gia Trung Đông, dân tộc Do Thái đã nhận thức rằng nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và trong nghịch cảnh thì trí tuệ, lòng dũng cảm sẽ được mở rộng và khơi dậy. Chính những nghịch cảnh, những bài toán nan giải làm trồn chân những người ít kiến thức, thiếu bản lĩnh nhưng là cơ hội cho những người sáng tạo, táo bạo. Họ xây dựng một tâm thế tự lực tự cường quyết giành thắng lợi trong mọi nghịch cảnh, cho dù thất bại có lớn đến đâu họ vẫn không nản và giữ được sự lạc quan. Rất nhiều tỉ phủ người Do Thái xuất thân bần hàn, với ý chí tiến thủ và chấp nhận nghịch cảnh họ vượt lên những giá trị, tiêu chuẩn thông thường. Họ nhận thức rằng, những tai ương sẽ hun đức sức chịu đựng phi thường và họ biết cách biến tai ương thành động lực lập nên nghiệp lớn.

5. Quý trọng thời gian hơn tiền bạc
Trong kinh điển của người Do Thái, thời gian là vàng bạc. Họ coi thời gian là một nguồn vốn quan trọng nhất vì thời gian là sinh mệnh và một đi không trở lại. Họ biết rằng, tiền bạc có thể lấy lại được nhưng thời gian thì không, vì vậy họ coi trọng từng giây phút trong cuộc sống là sử dụng thời gian một cách hợp lý và ngăn cản, có thái độ quyết liệt với những thói quen làm tốn thời gian. Những cuộc hẹn không báo trước, làm việc chậm chạp, thiếu khoa học sẽ bị coi là ‘ăn cắp’ vì đã làm mất đi tài sản quý giá hơn vàng. Người Do Thái quý trọng sinh mệnh và ngày nào cũng là ngày cuối cùng trong đời, họ coi cách thức bạn sử dụng thời gian sẽ phản ánh số mệnh của bạn. Họ thể hiện rõ sự kính trọng về thời gian trong phương pháp làm việc, cách thức kinh doanh, tuẩn thu nguyên tắc, giữ gìn chữ tín. Hơn thế nữa họ không chỉ tôn trọng thời gian của mình mà cả thời gian của người khác, tránh đánh cắp thời gian của người khác.
  
6. Tư duy độc lập và chủ động
Người Do Thái không mù quáng phục tùng quyền uy, họ tin mỗi con người đều đặc biệt và duy nhất dưới sự che chở của Chúa, vì vậy mỗi người cần khẳng định bằng năng lực và tự xây dựng cuộc sống. Chính sự khuyến khích tư duy độc lập, không lệ thuộc vào gia thế, truyền thống khiến mỗi thanh niên Do Thái có ý chí tự lập ngay từ nhỏ và có khả năng theo đuổi con đường và ý tưởng của mình. Họ không thể hiện quyền uy bằng sự phô trương, khoe khoang vô ích, nhưng họ cũng biết cách xây dựng hệ thống hỗ trợ, bảo vệ, củng cố khả năng của mình và doanh nghiệp. Chính tư duy độc lập luôn xác định phương hướng, cách tiếp cận mới giúp họ có cái nhìn mới lạ về những hiện tượng, vấn đề xung quanh. Họ có cách tiếp cận độc đáo chính vì vậy có thể vượt qua được nghịch cảnh, phát kiến các vấn đề mới, thực hiện giải pháp khác biệt và đặt mình vào những vị thế có lợi với nguồn lực đầu tư ít.

7. Thỏa mãn bản thân và người xung quanh
Người Do Thái không quá thiên vị bản thân hay cũng không cực đoan là chỉ sống cho những người xung quanh. Họ luôn muốn cùng tồn tại và cùng thắng lợi. Trước hết họ tôn trọng và yêu thương chính bản thân mình bằng cách lao động, làm việc để đảm bảo sự tồn tại, điều kiện sống tốt nhất, đồng thời họ cũng dành sự quan tâm cho người xung quanh, cộng đồng. Họ đặt trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân trên hết, mọi lỗi lầm, thất bại đều xuất phát từ mỗi cá nhân, vì vậy trước khi nhận xét, đánh giá người khác họ có thái độ khắc phục, sửa chữa những lỗi lầm của bản thân. Họ đặt ra cho mình trách nhiệm cao với công việc nhưng cũng dành thời gian để nghỉ ngơi một cách thực sự, họ không làm việc hoặc gác lại công việc để được thảnh thơi một cách toàn bộ. Cách thức này cũng làm họ được thư giãn, lấy lại năng lượng sau tuần làm việc căng thẳng, bồi dưỡng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, tĩnh tâm nhìn lại những gì đã qua.

8. Nghe quan trọng hơn nói
Người Do Thái ghét người lắm lời thêu dệt, đưa ra các thông tin không có thật. Họ khuyến khích nói ít làm nhiều và hạn chế tai họa từ việc nói làm lộ bí mật thông tin trong kinh doanh, hoặc nói không phù hợp sẽ gây mất lòng hoặc hiềm khích không cần thiết. Bên cạnh đó, người Do Thái rất coi trọng thông tin tình báo, họ có khả năng tổ chức và thu thập thông tin rất tốt, từ những thông tin chính xác đúng thời điểm giúp họ chiếm được ưu thế và ra quyết định chính xác. Nghe cũng là một hình thức để thu thập thông tin, nắm bắt vấn đề hoặc tìm hiểu đối tác. Người biết nghe sẽ biết nói.

9. Giữ lập trường khác người
Họ chỉ coi trọng sức mạnh của cá nhân, không cần uy thế danh gia thế tộc. Họ cho rằng, lập trường của cá nhân quan trọng hơn lập trường của gia tộc. Mỗi người có bản sắc riêng, không giống với người khác và một xã hội phủ định cá tính sẽ khó tiến bộ. Người nào tự bóp nghẹt cá tính của mình cũng khó tiến bộ, mỗi người đều cần sáng tạo và thể hiện tính cá nhân, sự độc lập, lập trường, tư tưởng đặc sắc của chính mình. Họ có lập trường khác người nhưng rất đúng đắn, ví dụ người Do Thái rất tôn trọng người phụ nữ, họ coi phụ nữ là một sự thống nhất của gia đình, người đàn ông chỉ khi kết hôn, cưới vợ mới gọi là trưởng thành. Họ thường nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, biết phân tích đi sâu tìm hiểu vấn đề, nhưng cũng biết tổng hợp nhìn rộng để thấy được mối liên quan và nhiều góc độ khác nhau.

10. Không ngược đãi đồng tiền
Thương nhân Do Thái nổi tiếng thế giới về mặt quý trọng đồng tiền. Họ coi đồng tiền là Thượng đế thứ hai, trên đời này ngoài Thượng đế ra, không còn có cái gì đáng tôn kính và quý trọng hơn phụ nữ. Trong Kinh thánh thứ hai có rất nhiều câu cách ngôn nói về tiền bạc, ví dụ: “Kinh thánh phát ra ánh sáng, tiền bạc phát ra sự yên vui”, “người sống được nhờ trái tim, trái tim sống được nhờ đồng tiền”, “Có tiền mới mua được đồ lễ cúng Chúa”. Như vậy họ rất coi trọng tác dụng tích cực của đồng tiền. Họ không coi đồng tiền là mục đích sống, nhưng là một phương tiện cho cuộc sống tốt hơn. Họ nhận thức một điều việc kiếm tiền bằng sức sáng tạo, bằng trí tuệ, bằng những giải pháp độc đáo khác thường là thể hiện sự thông minh, mưu trí và đây chính là niềm tự hào của họ được chiến thắng và thành công bằng trí lực. Người Do Thái là một dân tộc có nhiều đặc điểm lạ từ lịch sử hình thành đến những giai đoạn họ đã trải qua, việc khó khăn và luôn đối mặt với nghịch cảnh giúp họ có cái hiểu và hình thành nên một phương pháp tư duy – hành động độc đáo. Từ việc coi trọng trí tuệ, học vấn hơn tiền bạc đến thói quen học tập suốt đời và đánh giá cao sự độc lập, lập trường khác biết khiến cho họ không chỉ xây dựng được sự dũng cảm để vượt qua thử thách, sáng tạo trong các hoàn cảnh khó khăn. Họ nhận thức sự quan trọng của thông tin và tri thức để ứng dụng trong kinh doanh, lao động và học tập. Đặc biệt coi thời gian là một nguồn tài sản vô giá và học cách sử dụng nó một cách minh triết để đem lại hạnh phúc, niềm vui, thoả mãn về cả vật chất lẫn tinh thần. Những đức tính trên cũng không chỉ là đặc tính duy nhất của người Do Thái mà là cho tất cả mọi người biết coi trọng chính bản thân, sống một cuộc sống hấp dẫn, khám phá và nhận thức.

4/21/12

"TÔI LÀ AI?!?"

Đây không phải câu hỏi dành cho cá nhân tôi mà dành cho tất cả mọi người trong đó có bạn và tôi.
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Tôi là ai” với chính mình? Bạn thực sự biết mình là ai?
Câu trả lời tôi thường gặp trong các buổi thảo luận là “Tôi là Nguyễn Văn A”. Trên đời này có bao nhiêu Nguyễn Văn A? Nguyễn Văn A thực chất chỉ là ký hiệu do cha mẹ đặt cho con để dễ gọi trong chốn đông người. Nếu gia đình bạn gồm cha, mẹ và bạn chỉ sống biệt lập ở một vùng hẻo lánh, bạn có cần được đặt tên không? Hoặc nếu bạn đi học mà không có tên thì giáo viên và các bạn trong lớp sẽ gọi bạn ra sao, “này bạn” hay “này thằng oắt kia”? Giống như một kiện hàng được đóng trong thùng carton vậy, người ta ghi bên ngoài thùng dòng chữ “Kiện số 1” để đánh dấu phân biệt với những kiện số 2, kiện số 3….
Hoặc câu trả lời khác sau đó là “Tôi là con của cha mẹ tôi”. Cha mẹ bạn có bao nhiêu con và cha mẹ bạn là ai? Là con của ông bà tôi. Ông bà của bạn có bao nhiêu con và ông bà của bạn là ai? Cứ như vậy rốt cuộc bạn cũng không biết mình là ai. Giống như câu chuyện của người Hải quan kiểm hóa và người chủ kiện hàng:
-         Hải quan: Đây là cái gì?
-         Chủ hàng: Dạ, kiện hàng số 1.
-         Hải quan: Thì chữ ghi rõ trên vỏ vậy, không lẽ kiện số 2. Đây là gì?
-         Chủ hàng: Dạ, đây là kiện hàng của em.
-         Hải quan: Ai chả biết của anh, không lẽ là của tôi…
Chủ hàng đâu hiểu rằng Hải quan muốn hỏi bên trong kiện hàng có gì và mục đích để làm gì.
Chúng ta cũng vậy, phần lớn chỉ nhận thức rằng tôi là Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B, là con của cha mẹ tôi mà không biết mình sinh ra đời để làm gì? Mình có những sức mạnh tiềm ẩn nào và cần phải khai thác, vận dụng ra sao để đạt mục tiêu, sứ mệnh cuộc đời?
Đa số người ta bị sinh ra đời và phải tồn tại luẩn quẩn theo dòng đời đó cho đến khi kết thúc một cuộc đời vô nghĩa. Một số ít người họ nhận ra SỨ MỆNH sống của mình và họ thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự tồn tại để đi tìm con đường của sự sống và họ sống một cuộc đời thật ý nghĩa, tên tuổi để lại ngàn đời. Đó là Hồ Chí Minh, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Steve Jobs, Thomas Edison, Dale Carnegie, Napoleon Hill, Robert Kiyosaki, T.Harv Eker, Anthony Robbins… Những người này họ không thông minh hơn người khác, họ không có nền tảng xuất thân hơn người khác, họ không được học nhiều hơn người khác, họ chỉ hơn người khác một khát khao thực hiện mục tiêu, sứ mệnh cuộc đời họ. Mỗi người họ giống như một Thiên sứ giáng trần để giúp đỡ mọi người, sống vì mọi người. Sứ mệnh chung của họ là làm cho thế giới tốt đẹp hơn, làm cho mọi người sống hạnh phúc, giàu có hơn. Và mỗi người họ đều có những mục tiêu riêng cho sự nghiệp và cuộc đời của họ.

Giàu có là ước mơ hay mục tiêu của bạn?
Nếu câu trả lời là ước mơ thì mãi mãi chỉ là mơ ước. Bạn mong muốn giàu có chỉ để hưởng thụ bản thân, thể hiện ‘cái tôi’ cá nhân để lòe thiên hạ. Và sẽ không có ai giúp bạn đạt mục đích này.
Nếu bạn có một khát vọng giàu có để giúp đỡ, dẫn dắt người khác được như mình thì bạn thực sự xứng đáng để giàu có, hạnh phúc. Và thế giới này sẽ luôn ủng hộ, giúp đỡ bạn hoàn tất mục tiêu đó.

“Làm sao bạn có thể đi rất xa được,
Nếu bạn không biết bạn là ai?
Làm sao bạn có thể làm những gì bạn cần làm,
Nếu bạn không biết bạn có những gì?”.
Tôi thích câu chuyện của Benjamin Kubelski. Năm 1902, bố của ông ấy tặng ông ấy một chiếc đàn violin làm quà sinh nhật lần thứ 8, chiếc đàn ấy có giá 50 đô-la – cả một gia tài nho nhỏ vào thời điểm đó, đặc biệt là đối với một gia đình người Nga nhập cư. Benjamin chơi rất hay và khi ở tuổi teen, ông đã được chơi cho các buổi hòa nhạc lớn. Ở tuổi 18, ông kết hợp với một cô gái chơi piano, thành một nhóm nhạc ở Vaudeville.
Nhưng ông cho rằng cây violin vẫn chưa khiến trái tim ông thỏa mãn. Nên một buổi tối, ông quyết định kể cho các khán giả của mình nghe về một tai nạn nho nhỏ đã xảy ra trong ngày. Sau đó ông kể lại: “Khán giả cười ngả nghiêng và âm thanh đó khiến tôi mê mẩn. Tiếng cười đó đã kết thúc sự nghiệp làm nghệ sĩ chơi nhạc của tôi”. Và nó bắt đầu sự nghiệp của ông trở thành một nghệ sĩ hài – Jack Benny.
Benjamin đã tìm ra được mình là ai, và tất cả mọi việc như khớp vào chỗ của chúng.
Hãy chú ý đến những gì có thể khuấy động cảm xúc của bạn. Đôi khi bạn cần tự hỏi mình: “Có điều gì mà mình thích làm đến mức bạn sẵn sàng làm miễn phí, không cần được trả công? Điều gì khiến cho trái tim mình như muốn cất tiếng hát?”.

Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời, chỉ được 1 lần sống, không có cơ hội để bạn sống thử.
Vậy bạn là ai? Bạn đang sống trên đời này để làm gì? Bạn sẽ để lại gì sau khi ra đi?


Hoặc bạn tồn tại vô nghĩa hoặc bạn sống vô cùng ý nghĩa.

4/19/12

Học => Làm => Kết quả

Có bao nhiêu người sau khi ra trường vận dụng hết những kiến thức học được vào công việc?
Có bao nhiêu người happy với công việc đúng với ngành nghề mình được học?
Và có bao nhiêu người làm tiến sĩ mà giàu có?
Xin thưa rằng câu trả lời chung là KHÔNG.
Không có ai vận dụng được hết mớ kiến thức nhà trường vào công việc, không có ai sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành nghề và trở nên giàu có, không có tiến sĩ nào giàu có mà không biết kinh doanh.
Vậy chúng ta được học cái gì, học như thế nào để rồi ra đời làm theo cách nào và đạt được điều gì?

Suốt 12 năm học phổ thông dài đằng đẵng, chúng ta học được rất nhiều môn, nhiều kiến thức, nào là văn, toán, sử, địa, nào là triết học, sinh học, hóa học… nhưng sau đó cũng chỉ biết cộng trừ nhân chia, biết đọc viết và khá hơn nữa là nói và viết có câu cú, bố cục, chủ ý rõ ràng. Chỉ những người học tiếp chuyên ngành khoa học nào đó thì mới cần những kiến thức căn bản phổ thông như toán, lý, hóa, sinh, sử. địa… Vậy, phải chăng học phổ thông chỉ cần học toán căn bản để biết tính, chính tả để biết đọc, viết và tập làm văn để biết soạn bài, thuyết trình chứ đâu cần học quá nhiều thứ vô nghĩa như vậy? Đến khi học đại học lại tiếp tục mất 4 năm để học nâng cao hơn nữa như các môn toán cao cấp, triết học thế giới, kinh tế vi mô, vĩ mô… và thêm vài môn được gọi là chuyên ngành để ra trường dễ … xin việc.
Đúng là suốt 16 năm học chỉ để nhồi vào đầu thứ tư tưởng ‘cu li’: học cho giỏi để có bằng loại tốt dễ xin việc. Nhưng điều đáng sợ nhất là phần lớn những học sinh – sinh viên họ không học vì yêu thích việc học đó mà vì nỗi sợ, vì người khác. Học cho cha mẹ vui lòng, học để bằng chúng bạn, học vì sợ không có học, sợ giáo viên, sợ thất nghiệp… Thậm chí ngày nay có rất nhiều gia đình muốn thay đổi bằng cách cho con đi dục học rất tốn kém, nhưng không ai biết rằng tất cả cũng chỉ là 'bình mới rượu cũ'. Không có ai học 16 năm trời với mục tiêu để tích lũy kiến thức sau khi ra trường thành lập doanh nghiệp kinh doanh để làm giàu và tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Vậy đó, ngay khi còn đang được đào tạo trên ghế nhà trường, người ta đã hình thành những tư duy đối phó, không mục tiêu, học chỉ để đối phó với người khác, với nỗi sợ và nó tạo nên một tính cách con người.
Sau khi ra trường, đi làm, thái độ làm việc cũng không khác gì cách mà người ta đã học suốt mười mấy năm trời. Làm việc chỉ để có việc làm, có thu nhập hàng tháng và làm những việc vô nghĩa nhiều hơn những việc có ích, có tiền. Bao nhiêu giáo viên dạy con học giỏi, bao nhiêu công chức quản lý con cái tốt, bao nhiêu bác sĩ chăm sóc tốt sức khỏe cho con, bao nhiêu người bán hàng ăn có thời gian ăn cơm cùng gia đình?
Tại sao hầu hết những người thành đạt, giàu có đều là những người học hành dở dang? Không phải họ kém thông minh, mà vì họ nhận ra sự lãng phí thời gian học tập, họ không theo học những chương trình truyền thống mà họ tự tìm cho mình những chương trình học phù hợp với niềm đam mê và phục vụ cho những mục tiêu lớn của họ. Bill Gates hay Steve Jobs bỏ học đại học để dành thời gian tìm hiểu chuyên sâu về công nghệ viễn thông và sau này được mời về thuyết trình tại các buổi lễ tốt nghiệp long trọng. Những người này họ biết họ muốn gì, học để làm gì và học như thế nào nên họ chọn con đường học theo cách của họ, và sau khi học xong họ cũng áp dụng tư duy đó vào chính sự nghiệp của họ.

Còn bạn, bạn học tập và làm việc cho người khác hay cho chính mình, để đối phó với những nỗi sợ hãi hay để đạt mục tiêu giàu có, hạnh phúc?

Con đường thành công

Làm thế nào để đạt mục tiêu dễ nhất?
Làm thế nào để đạt mục tiêu nhanh nhất?

Mỗi người đều có cho mình một mục tiêu, một khát vọng nào đó trong cuộc đời, và ai cũng muốn đạt mục tiêu của mình một cách nhanh nhất, dễ nhất. Nhưng thực tế thì rất ít người có được điều mình mong muốn vì đa số luôn tìm những phương pháp khó khăn nhất để thực hiện, những con đường dài nhất để tiến bước chinh phục mục tiêu.
Hãy thử hình dung xem, giữa bạn và mục tiêu của bạn đang bị ngăn cách bởi một quả núi cao, bạn phải làm sao để đạt mục tiêu đó. Sẽ có nhiều người tự dối lòng rằng tôi sẽ vượt qua ngọn núi đó để đạt mục tiêu của mình. Trên thực tế, mỗi khi gặp trở ngại nào đó, thường người ta sẽ chọn bỏ cuộc hoặc né tránh để tìm cách khác. Với những người bỏ cuộc thì họ đã chọn phương án khó nhất để đạt mục tiêu, đó là không bao giờ đạt mục tiêu, sống đời cam chịu. Những người chọn phương án khác thì sao? Thay vì trèo qua ngọn núi và biết chắc bên kia là mục tiêu của mình thì họ tìm đường vòng dưới chân núi đi cho an toàn. Và rồi họ sẽ đi đến đâu? Hết chân núi thì lại gặp một vực thẳm, vượt qua được không? Tiếp tục tìm đường khác, và hết vực thẳm là đầm cá sấu, dám vượt qua không? Hết đầm cá sấu sẽ là bãi mìn, có đủ gan liều mình không? Và cuối cùng họ cũng gặp được lối đi an toàn, một bãi tha ma, đây cũng là lúc họ đã không còn đủ thời gian và sức lực để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục mục tiêu, và chấp nhận yên nghỉ tại đó.
Như vậy đâu là lối đi dễ nhất, nhanh nhất để chinh phục mục tiêu? Ai đủ can đảm để vượt qua ngọn núi mang tên SỢ HÃI kia thì người đó sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu, ước mơ của mình.

Con đường dễ nhất, ngắn nhất luôn là con đường mà người ta tưởng rằng khó nhất.

Bệnh muôn kiếp

Bệnh nào đáng sợ nhất trên thế giới?
Bệnh nào đáng sợ nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

AIDS, ung thư đang được coi là những căn bệnh mà ‘bác sĩ bó tay’. Tuy nhiên, ngành y học không ‘bó tay’, họ vẫn đang trong quá trình tìm ra phương thuốc điều trị những căn bệnh thế kỷ này.
Có 5 căn bệnh không chỉ tất cả các ngành khoa học phải ‘bó tay’ mà còn làm thối rữa đạo đức, tha hóa lối sống, kìm hãm phát triển cả một đất nước, một cộng đồng.

1. Bệnh CHẦN CHỪ
Nguyên căn của bệnh này là sự tự ti, sự sợ hãi. Những người mắc bệnh này khi gặp bất cứ vấn đề hay cơ hội nào cũng rất ‘bình thản’. Họ luôn ‘tự hào’ rằng mình ngu dốt và sợ bị thất bại nên phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng và đến khi nào cảm thấy không còn một rủi ro nào nữa mới quyết định hành động. Kết quả là đi ‘rọn rác’ cho những người đi trước.

2. Bệnh LÝ THUYẾT
Nguyên căn của bệnh này cũng xuất phát từ sự sợ hãi cộng với một ‘cái tôi’ quá lớn. Đây là những người đang làm và thích làm thày của người khác. Thay vì chia sẻ cho nhau những trải nghiệm thực tế thì họ dạy cho nhau những thứ mà cả thày và trò sau đó đều không thực hiện, và rồi cứ tiếp tục người này đi dạy người khác nhưng không ai thực hiện. Có bao nhiêu tiến sĩ kinh tế thực sự làm kinh tế? Có bao nhiêu chuyên viên đào tạo sale hàng ngày làm công việc sale? Có bao nhiêu chuyên gia tư vấn làm giàu thực sự giàu?
Sự khác biệt giữa thày giáo và diễn giả là thày giáo chỉ giảng lại những điều mà ông ta học được chứ chưa chắc đã làm được, diễn giả thì chia sẻ những trải nghiệm, bí quyết giúp ông ta có được thành công ngày hôm nay. Vậy nên phải phân biệt rõ những người diễn giả thực hay chỉ là thày giáo tự nhận mình là diễn giả.

3. Bệnh CA THÁN
Đây là bệnh của những người vừa lười vừa bảo thủ. Những người này không bao giờ muốn tìm ra giải pháp để xử lý vấn đề, không bao giờ muốn học hỏi kinh nghiệm thành công của người khác để cải thiện vấn đề mà chỉ biết ngồi trách móc, oán hờn người khác hoặc than thân trách phận. Hành động ca thán này không chỉ làm kết quả mọi việc của người đó tồi tệ hơn mà còn ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho người xung quanh. Và khi bị đào thải thì họ lại tiếp tục than vãn sự đời. Vòng quay ca thán không bao giờ có hồi kết.

4. Bệnh TỰ KIÊU
Có câu ví von rất phù hợp cho những người này “chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”. Những người này đúng là những con ếch ngồi đáy giếng. Mới học được vài điều gì đó có vẻ cao siêu, mới đạt được vài thành tựu nho nhỏ những đã tưởng mình là ‘siêu sao’, không coi người khác ra gì, tự đóng cửa kiến thức, không cập nhập thêm những nguồn kiến thức khác. Sỉ nhục thay, hầu hết những người này đang phải nai lưng đi làm thuê cho người khác để kiếm miếng ăn hàng ngày.

5. Bệnh THAM LAM
Bệnh này cũng có quan hệ họ hàng với bệnh chần chừ. Đây là những người vô cùng ích kỷ, luôn chỉ nghĩ đến việc ‘nhận’ chứ không bao giờ có khái niệm ‘cho’. Những người này luôn chỉ thích ngồi im chờ đợi cái gì đó thật tốt đẹp đến với mình mà không phải bỏ ra thứ gì. Và đúng với từ “chờ sung rụng”, họ không bao giờ có được điều mình mong muốn vì họ không chịu hiểu khái niệm “tiền nào của nấy”.

Đừng tự hào mình nghèo mà vẫn giỏi, hãy tự hỏi mình giỏi sao vẫn nghèo?!

4/2/12

Tục ngữ hết thời

Tục ngữ là những câu nói ngắn đúc kết kinh nghiệm sống của người xưa. Tuy nhiên, giá trị của nó không phải là vĩnh cửu. Dưới đây là một số câu tục ngữ không còn đúng và chưa bao giờ đúng.
1. "Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa đi quét lá đa"
Câu tục ngữ này muốn nói đến quan điểm kế nghiệp. Nhưng nếu thực tế đúng như vậy thì làm sao có những cuộc soán ngôi, đổi triều, làm sao có cách mạng, có phát triển.
2. "Ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời"
Câu tục ngữ này thì ngược ý với câu trên, có quan điểm tích cực hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình giàu truyền kiếp và gia đình nghèo truyền kiếp. Vấn đề nằm ở phương pháp giáo dục thế hệ sau.
3. "An cư lạc nghiệp"
Câu này có thể đúng phần nào với thời kỳ hoang sơ vì con người cần phải có chỗ che mưa, che nắng trước rồi mới có tinh thần làm việc tốt. Nhưng thời đại này người ta có thể ở nhà thuê để dành tiền kinh doanh làm giàu. Nếu dồn hết tiền vào căn nhà thì sẽ phải sống kiếp lao động suốt đời.
4. "Phước bất trùng lai họa vô đơn chí"
Câu tục ngữ này bày tỏ quan điểm của người nghèo. Lâu lâu mới gặp may một lần nhưng khi gặp rủi ro thì liên tục. Những người hiểu về khoa học tiềm thức sẽ biết rằng may hay rủi đều do con người tự thu hút nó. Tại sao những người giàu có luôn gặp may còn người nghèo thì ngược lại?
5. "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"
Đây là động lực để rất nhiều người khi có tiền lập tức lo thanh toán các hóa đơn, trả các khoản nợ mặc dù chưa đến hạn chót. Kết quả sau đó là hết tiền lại phải tiếp tục vòng quay nợ nần. Nhưng khi cơ hội đầu tư kinh doanh đến thì họ lại chờ đợi cho đến khi nào thật an toàn mới chi tiền và kết quả là không được gì hoặc mất tiền. Đồng tiền chỉ "khôn" khi biết cách đi đúng.
6. "Con nhà lính tính nhà quan"
Câu này chỉ những người sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng có phong cách sống của người khá giả. Đây là một đức tính rất tốt, tạo động lực để người ta vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, những người nghèo họ không nhận thấy điều đó là tốt vì họ "thích" được nghèo.
7. "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
Tại sao không phải là "Gần mực thì mực sáng, gần đèn thì đèn rạng hơn"? Bao nhiêu tấm gương "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" đó thôi. Cũng bao nhiêu tiểu thư, quý tử lại lao vào nghiệt hút, cờ bạc... thì sao?
8. "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư"
Cũng có nhiều trường hợp thì đúng, nhưng cũng có nhiều trường hợp vì con quá nghe theo cha mẹ mà không thể thoát khỏi kiếp sống khổ cực của cha mẹ truyền lại. Đôi khi có những đứa con trở nên hư hỏng không phải do không nghe lời cha mẹ mà vì chúng muốn tìm cách thay đổi số phận nghèo khổ.
9. "Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già"
Hãy thử nhìn cuộc sống hiện tại xem, những người giàu có phần lớn là trẻ hay già, những người mắc bệnh hiểm nghèo phần lớn là trẻ hay già? Với xã hội 'công nghệ' như hiện nay thì kinh nghiệm sống không còn tỉ lệ thuận với số năm sống, những người trẻ tuổi có thể kết hợp được kinh nghiệm sống hàng nghìn năm của các bậc tiền bối chỉ bằng một bàn phím và sau đó phát triển cao hơn. Nhưng cũng vì lối sống lười biếng mà sức khỏe đang là nỗi nhức nhối của giới thanh niên hiện tại, bệnh do thiếu vận động, do nhiễm hóa chất... thường rất ít gặp ở những thế hệ trước.
10. "Nhìn mặt mà bắt hình dong"
Với công nghệ phẫu thuật như hiện nay thì đến thày tướng số cũng phải thất nghiệp huống chi người thường. Con người thời nay được ngụy trang không chỉ bằng 'dao kéo' mà còn bằng nhung lụa và rất nhiều công nghệ hiện đại khác khiến cho người ta không thể nhận biết thật giả chỉ qua giao tiếp cơ bản.

Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi đó là sự thay đổi.

Phương pháp nuôi dạy con thành ... 'đồ bỏ'

Cha mẹ nào cũng yêu thương con, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con để con được nên người. Thế nhưng, rất nhiều cha mẹ chỉ vì thiếu kiến thức cộng với 'cái tôi' quá lớn trong cách nuôi dạy con mà vô tình khiến đứa trẻ trở thành người 'vô tích sự'.
Dưới đây là một vài sai lầm nghiêm trọng trong quá trình nuôi dạy con.
1. Chỉ ăn uống đồ ăn được trồng trọt, chế biến tại nhà
Phương pháp này rất hay gặp ở những gia đình trung lưu. Tưởng như sẽ làm cho đứa bé khỏe mạnh, tránh được bệnh tật nhưng thực chất là làm giảm sức đề kháng của đứa trẻ một cách trầm trọng. Đứa trẻ không thể được bảo bọc suốt đời trong nhà, nên việc hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ làm đứa trẻ sau này rất khó sống khi ra ngoài xã hội.
Phương pháp tốt nhất để giữ gìn sức khỏe và tăng đề kháng cho con trẻ là ăn uống đa dạng, đủ chất và vệ sinh theo các tiêu chuẩn được công bố.
2. Ủ ấm quá kỹ
Một sự cẩn thận thái quá khác của các bậc phụ huynh. Mỗi khi trẻ ra khỏi nhà là phải 'cuốn' chặt hơn cả bánh trưng. Đây cũng là một kiểu cách ly xã hội rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Những đứa trẻ bị bảo bọc một cách thiếu khoa học như vậy sức đề kháng rất kém, thường xuyên bệnh tật mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc bị dính mưa, gió hay nắng ngoài trời.
Muốn trẻ không trở thánh 'búp bê trong lồng kính' các phụ huynh cần phải cho bé hòa nhập với môi trường sống và tránh những nơi ô nhiễm, độc hại.
3. Lạm dụng dầu gió, thuốc kháng sinh, thuốc cổ truyền
Dầu gió chỉ có tác dụng lớn nhất là giữ ấm cho người bị cảm lạnh. Tuy nhiên, phần lớn những người sử dụng dầu gió chỉ theo một thói quen vô thức, bất cứ việc gì cũng lạm dụng dầu gió. Dầu gió làm nóng da, nóng tĩnh mạch, dãn lỗ chân lông, vậy mà khi trúng gió hay khi bị muỗi đốt người ta lại bôi dầu gió!?!
Tương tự, thuốc kháng sinh hay các loại thuốc cổ truyền như thuốc bắc, thuốc nam, đông y dược... đều là những loại thuốc đặc trị phải được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của người có chuyên môn y học. Tuy nhiên, vì lối sống cẩu thả nên rất nhiều người tự cho mình quyền làm bác sĩ để bốc thuốc cho trẻ theo kinh nghiệm bản thân hoặc lời khuyên của những người khác và rất nhiều hậu quả sau đó đã xảy ra.
Muốn trẻ có một sức đề kháng tự nhiên, giúp trẻ tập luyện sức khỏe mỗi ngày ngoài trời, ăn uống đúng và hạn chế tối đa sự hỗ trợ của các loại thuốc.
4. Bổ dưỡng đêm
Rất nhiều cha mẹ có con nhỏ thường dựng con dậy nửa đêm để ăn uống bổ dưỡng cho tăng ký. Đây là một thói quen ấu trĩ. Trước hết, người lớn sẽ rất mệt mỏi khi phải thức dậy nửa đêm và đứa trẻ cũng không có hứng thú gì khi ăn uống trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Hậu quả tiếp theo là làm cho đứa trẻ béo phì và luôn trong tình trạng đờ đẫn do thiếu ngủ.
Vậy tại sao không bỗi dưỡng đủ chất cho trẻ ngay trong ngày để cả trẻ và người lớn cùng có giấc ngủ ngon?
5. Tiền tiêu vặt quá nhiều
Mỗi đứa trẻ khi đi học phổ thông chỉ cần mang ít tiền lẻ để uống nước mía hay phòng khi cần gọi điện về. Tuy nhiên, nhiều gia đình quá nuông chiều con bằng cách mỗi ngày đi học được mang theo rất nhiều tiền để tiêu xài. Việc này tạo cho đứa trẻ thói quen tiêu xài hoang phí ngay từ nhỏ, không biết trân trọng đồng tiền và thậm chí dùng tiền vào những mục đích có hại như game, cờ bạc, thuốc...
Tại sao không giáo dục đứa trẻ bằng cách cho chúng sở hữu những đồng tiền được cha mẹ trả thưởng cho những nhiệm vụ chúng hoàn thành?
6. Trang sức, điện thoại, xe máy đắt tiền
Trang sức để tô thêm vẻ đẹp, điện thoại để tiện liên lạc, xe máy để tiện lưu thông. Tuy nhiên, nhiều 'cô chiêu cậu ấm' được cha mẹ trang bị một cách thừa mứa đến mức thay vì đến trường đi học thì chúng đến trường để trình diễn thời trang, để tụ tập ăn chơi, khoe của.
Chỉ nên trang bị cho con cái những thứ cần thiết cho việc học tập và phát triển trí tuệ thay vì chiều theo sở thích đua đòi.
7. Học sau khi tan học
Có nhiều đứa trẻ coi học là một nỗi khiếp sợ thực sự. Cả ngày trên lớp học rất mệt mỏi, căng thẳng, vừa về nhà lại bị cha mẹ bắt học tiếp. Thử hỏi nếu người lớn sau một ngày làm việc mệt mỏi về nhà lại phải làm việc tiếp sẽ thế nào?
Hãy cho trẻ những giây phút thư giãn thực sự sau khi tan học về bằng cách chơi với bạn bè trong xóm, chơi trong các khu vui chơi, xem các bộ phim yêu thích... Sau bữa tối, nghỉ ngơi xong sẽ ôn lại bài và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
8. Dạy học trong không khí ép buộc
Có rất nhiều cha mẹ ngồi kèm con học bài bằng những lời quát mắng và cây roi trong tay. Đứa trẻ vừa học bài mà vừa phải để tâm đến cây roi thì liệu có học nổi không? Và vòng luẩn quẩn Cây roi - Học không tập trung - Cây roi cứ mãi mãi tiếp diễn.
Thay vì cố ép, hãy khích lệ, tận tình và nhẹ nhàng hướng dẫn đứa trẻ học bài trong không khí vui vẻ, đầm ấm thì chắc chắn kết quả học tập sẽ rất cao.
9. Cấm
Khi không có giải pháp nào cho vấn đề thì những người ngu dốt thường dùng phương pháp Cấm. Nhưng sau đó họ không hiểu vì sao càng cấm thì mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn, và trong giáo dục con trẻ cũng vậy. Chỉ những người hiểu và tin vào khoa học tiềm thức mới biết câu trả lời. Khi ra lệnh cấm một điều gì đó có nghĩa là đang hướng đứa trẻ tập trung và tò mò về điều đó, và đứa trẻ dù không dám nhưng vẫn phạm điều cấm một cách vô thức.
Hãy tìm hiểu về khoa học tiềm thức và khuyến khích trẻ những việc nên làm thay vì đưa ra các lệnh cấm.
10. Hỏi không đúng cách
Có những cách hỏi tạo cho trẻ thói quen buộc phải  nói dối thay vì nói thật. Ví dụ, khi trẻ đi học về trễ, cha mẹ thường hỏi "tại sao hôm nay về trễ?", và sau đó là một loạt lý do không chính xác mà trẻ đưa ra.
Thay vì hỏi kiểu cấp trên, hãy hỏi trẻ theo kiểu bạn bè "Hôm nay con phải học nhiều nên về trễ phải không?",  lúc đó cha mẹ sẽ nhận được câu trả lời thật của trẻ.
11. Khước từ trả lời
Thắc mắc và đặt câu hỏi liên tục là một bản năng thiên phú tuyệt vời của trẻ em, ngay cả người lớn cũng cần phải học hỏi và rèn luyện lại bản năng này. Thế nhưng, rất nhiều phụ huynh vì cái tôi ích kỷ mà vùi dập đi bản năng này của đứa trẻ. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cha mẹ khi nghe con hỏi liên tục bèn nổi nóng và quát “hỏi gì mà hỏi suốt, bảo sao thì làm vậy đi!”. Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ ra sao? Một kiếp culi cù lần chỉ biết câm lặng tuân thủ những gì được sai bảo.
Trẻ em cần phải luôn được phát triển trí tuệ thông qua những câu hỏi thắc mắc và những câu trả lời ‘có định hướng’ của cha mẹ. Cách trả lời quan trọng hơn câu trả lời.
12. Không được tiếp xúc tiền
Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ không được tiếp xúc với tiền khi còn nhỏ, thậm chí có nhiều đứa trẻ học cấp 2 vẫn không biết dùng tiền. Đây là cách mà người ta áp dụng với nô lệ thời xưa, làm cho con người bị 'ngố', không có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và phải nương tựa vào sự sai bảo của người khác.
Tiền chính là phương thức lưu thông và đo lường giá trị cuộc sống hiện tại, hãy cho trẻ hiểu giá trị đồng tiền ngay từ nhỏ để trẻ có những nhận thức tích cực về tiền và suy nghĩ làm cách nào để có nhiều tiền và sử dụng tiền sao cho hiệu quả.
13. Hù dọa
Có nhiều cha mẹ 'bất lực' trong việc dạy con nên thường đem những biểu tượng ghê sợ như ma, quỷ... để hù dọa mỗi khi con không nghe lời. Thậm chí có những người lấy công an hay bác sĩ để làm công cụ hù dọa trẻ nhỏ. Và tất cả những biểu tượng đó sẽ trở thành nỗi ám ảnh suốt đời với đứa trẻ mà cha mẹ không bao giờ nghĩ tới.
Cần hướng đứa bé đến những trò vui, phần thưởng đạt được thay vì biến đứa trẻ thành con người yếu đuối, sợ hãi.
14. Ích kỷ
Khi con có đồ chơi đẹp, đắt tiền nhiều cha mẹ dặn dò con chỉ được chơi một mình, không cho bạn khác chơi. Như vậy, đứa trẻ sẽ hình thành thói quen ích kỷ, không bao giờ chia sẻ đồ của mình với người khác và dần đưa mình vào lối sống cô lập, tự kỷ.
Hãy dạy trẻ cách yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ với người khác để cũng được mọi người yêu thương và giúp đỡ.
15. Trả đũa
Trẻ nhỏ đi học hoặc đi chơi có thể có những va chạm với nhau. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ nông cạn sau đó xúi giục con cái phải có những hành động trả đũa lại những gì bạn đã làm với mình. Kết quả trước mắt là trẻ mất bạn, thậm chí có thể làm nguy hại cho bạn, lâu dài là biến đứa trẻ thành người rất nhỏ mọn, hiếu thắng.
Cần tập cho trẻ tính vị tha, lòng yêu thương và hòa đồng với mọi người.
16. Đánh
Rất nhiều phụ huynh đánh con như một thói quen. Đánh mọi nơi, mọi lúc, mọi lỗi và là cách duy nhất để dạy con.
Mới sáng dậy đã đánh con. Thử hỏi mới sáng dậy người lớn gặp chuyện bực mình thì cả ngày đó sẽ ra sao? Đứa trẻ cũng vậy, mới đầu ngày đã bị ăn đòn thì cả ngày đó sẽ không còn hứng thú tiếp thu bài học và kết quả là...
Khi đứa trẻ bị đau do bị ngã hoặc do bị bạn đánh trong khi chơi, thay vì vỗ về đứa trẻ thì nhiều phụ huynh còn đánh thêm cho bõ cơn tức của mình. Như vậy thì thương con ở chỗ nào? hay chỉ vì giải quyết cảm xúc cá nhân mà bất chấp sự đau đớn của đứa trẻ.
Có nhiều cha mẹ còn kinh khủng hơn, tay đánh mà miệng hét "không được khóc". Phải chăng họ đang rèn luyện con họ thành sát thủ máu lạnh?
Là những người cha, người mẹ - những người LỚN, hãy biết kiềm chế cảm xúc cá nhân mỗi khi thấy đứa trẻ mắc lỗi để có cách giáo dục con cái nên người thay vì biến chúng thành 'cục đất'.
17. Giận cá chém thớt
Mỗi khi 'có chuyện' với nhau, rất nhiều phụ huynh thường lấy trẻ nhỏ làm 'bia xả đạn' cho những cơn bực tức cá nhân. Ví dụ, khi người cha hẹn 7 giờ tối về chở cả nhà đi ăn, nhưng vì lý do nào đó mà 7h30 vẫn chưa về tới, người mẹ bực tức quay ra nói với con "cha mày hứa hẹn như vậy đó". Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cha mẹ chúng - những người chẳng ra gì?
Sao không 'đóng cửa bảo nhau' mà lại phải tạo cho đứa trẻ những suy nghĩ tiêu cực về người lớn, làm cho chúng bị hụt hẫng vì mất niềm tin, niềm kiêu hãnh với người lớn?

Nuôi con là một quá trình, giáo dục con là một nghệ thuật.

3/30/12

Tháp nghề nghiệp

Bạn làm việc vì điều gì? Bạn mong muốn công việc mang lại gì cho bạn?
Hơn 90% câu trả lời sẽ là đi làm vì tiền, để kiếm tiền, mong muốn tăng lương giảm giờ làm.
Và hơn 90% người ta phải sống kiếp làm thuê suốt đời, đi làm suốt đời chỉ để kiếm tiền.
Ai mà không muốn được tăng lương, giảm giờ làm. Nhưng sở cứ nào để ông chủ quyết định tăng lương, giảm giờ làm cho bạn? Lương muốn tăng, giờ làm muốn giảm, nhưng cái mà công ty mong muốn ở bạn là kỹ năng bản thân, hiệu suất lao động thì lại không tăng. Có công bằng không? Đó chính là lý do phần lớn các cuộc đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm đều thất bại khi phía người lao động không đáp ứng được các đòi hỏi ngược lại của doanh nghiệp.
Nhìn vào tam giác nghề nghiệp ta sẽ thấy, phần lớn người lao động đi làm việc chỉ để tìm kiếm những 'cạnh' không chắc chắn mà không chú ý đến phần nền tảng là kỹ năng bản thân.
Tiền. Thu nhập bao nhiêu thì được gọi là nhiều? Với mức thu nhập hiện tại, mấy chục năm nữa bạn có thể mua được ngôi nhà mơ ước của mình (1 triệu đô trở lên)? Tại sao người ta đi du lịch ở khách sạn 5 sao còn bạn phải ở khách sạn 'ngàn sao'?
Thời gian. Một ngày 24 tiếng, bạn phải tốn bao nhiêu thời gian cho công việc, bao nhiêu thời gian ngủ, nghỉ tái tạo sức lao động, và còn lại được bao nhiêu thời gian dành cho gia đình, cho bản thân? Nếu đang trong giờ làm việc mà gia đình có người phải nhập viện, bạn có dám gác công việc lại để chạy về không? Nếu không dám, và nếu có chuyện không hay với người nhập viện khiến bạn phải hối hận thì cũng đừng trách công ty mà trách bản thân mình.
Kỹ năng. Bạn phát triển được những kỹ năng gì qua công việc? Hay bạn chỉ biết làm răm rắp theo những gì được cấp trên giao để an phận cuối tháng hưởng một mức lương bị giới hạn? Khi nào bạn mới có cơ hội được tuyên dương, nâng lương, thăng chức với những kỹ năng hiện có?
Hãy nghĩ lại xem, nếu bạn không có kỹ năng tốt bạn có thể có thu nhập cao, thời gian làm việc ít không? Nhưng nếu bạn có kỹ năng tốt thì liệu công ty có dám giữ nguyên những chế độ đãi ngộ bình thường với bạn? Lúc đó bạn sẽ chỉ làm việc bằng một nửa thời gian của người khác nhưng thu nhập thì gấp đôi, gấp mười.
Do vậy, khi tìm việc hãy tìm cho mình môi trường để xây dựng phần nền móng tháp nghề nghiệp - kỹ năng bản thân, từ đó tự động nó sẽ cải thiện thu nhập và thời gian làm việc của bạn.
Thất nghiệp không phải vì không có việc làm mà vì không muốn làm việc.

3/28/12

Siêu ăn mày

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi’s ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khóa học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi’s ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. – Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
- …???
- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
- Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
- Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
- Ối ông cũng có vợ con?
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn