Có
bao nhiêu người happy với công việc đúng với ngành nghề mình được học?
Và
có bao nhiêu người làm tiến sĩ mà giàu có?
Xin
thưa rằng câu trả lời chung là KHÔNG.
Không
có ai vận dụng được hết mớ kiến thức nhà trường vào công việc, không có ai sau
khi tốt nghiệp làm đúng ngành nghề và trở nên giàu có, không có tiến sĩ nào
giàu có mà không biết kinh doanh.
Vậy
chúng ta được học cái gì, học như thế nào để rồi ra đời làm theo cách nào và
đạt được điều gì?
Suốt
12 năm học phổ thông dài đằng đẵng, chúng ta học được rất nhiều môn, nhiều kiến
thức, nào là văn, toán, sử, địa, nào là triết học, sinh học, hóa học… nhưng sau
đó cũng chỉ biết cộng trừ nhân chia, biết đọc viết và khá hơn nữa là nói và
viết có câu cú, bố cục, chủ ý rõ ràng. Chỉ những người học tiếp chuyên ngành
khoa học nào đó thì mới cần những kiến thức căn bản phổ thông như toán, lý,
hóa, sinh, sử. địa… Vậy, phải chăng học phổ thông chỉ cần học toán căn bản để
biết tính, chính tả để biết đọc, viết và tập làm văn để biết soạn bài, thuyết
trình chứ đâu cần học quá nhiều thứ vô nghĩa như vậy? Đến khi học đại học lại
tiếp tục mất 4 năm để học nâng cao hơn nữa như các môn toán cao cấp, triết học
thế giới, kinh tế vi mô, vĩ mô… và thêm vài môn được gọi là chuyên ngành để ra
trường dễ … xin việc.
Đúng
là suốt 16 năm học chỉ để nhồi vào đầu thứ tư tưởng ‘cu li’: học cho giỏi để có
bằng loại tốt dễ xin việc. Nhưng điều đáng sợ nhất là phần lớn những học sinh –
sinh viên họ không học vì yêu thích việc học đó mà vì nỗi sợ, vì người khác.
Học cho cha mẹ vui lòng, học để bằng chúng bạn, học vì sợ không có học, sợ giáo
viên, sợ thất nghiệp… Thậm chí ngày nay có rất nhiều gia đình muốn thay đổi bằng cách cho con đi dục học rất tốn kém, nhưng không ai biết rằng tất cả cũng chỉ là 'bình mới rượu cũ'. Không có ai học 16 năm trời với mục tiêu để tích lũy kiến
thức sau khi ra trường thành lập doanh nghiệp kinh doanh để làm giàu và tạo
công ăn việc làm cho nhiều người.
Vậy
đó, ngay khi còn đang được đào tạo trên ghế nhà trường, người ta đã hình thành
những tư duy đối phó, không mục tiêu, học chỉ để đối phó với người khác, với
nỗi sợ và nó tạo nên một tính cách con người.
Sau
khi ra trường, đi làm, thái độ làm việc cũng không khác gì cách mà người ta đã
học suốt mười mấy năm trời. Làm việc chỉ để có việc làm, có thu nhập hàng tháng
và làm những việc vô nghĩa nhiều hơn những việc có ích, có tiền. Bao nhiêu giáo
viên dạy con học giỏi, bao nhiêu công chức quản lý con cái tốt, bao nhiêu bác
sĩ chăm sóc tốt sức khỏe cho con, bao nhiêu người bán hàng ăn có thời gian ăn
cơm cùng gia đình?
Tại
sao hầu hết những người thành đạt, giàu có đều là những người học hành dở dang?
Không phải họ kém thông minh, mà vì họ nhận ra sự lãng phí thời gian học tập,
họ không theo học những chương trình truyền thống mà họ tự tìm cho mình những
chương trình học phù hợp với niềm đam mê và phục vụ cho những mục tiêu lớn của
họ. Bill Gates hay Steve Jobs bỏ học đại học để dành thời gian tìm hiểu chuyên
sâu về công nghệ viễn thông và sau này được mời về thuyết trình tại các buổi lễ
tốt nghiệp long trọng. Những người này họ biết họ muốn gì, học để làm gì và học
như thế nào nên họ chọn con đường học theo cách của họ, và sau khi học xong họ
cũng áp dụng tư duy đó vào chính sự nghiệp của họ.
Còn
bạn, bạn học tập và làm việc cho người khác hay cho chính mình, để đối phó với
những nỗi sợ hãi hay để đạt mục tiêu giàu có, hạnh phúc?
No comments:
Post a Comment