Đây
không phải câu hỏi dành cho cá nhân tôi mà dành cho tất cả mọi người trong đó
có bạn và tôi.
Đã
bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Tôi là ai” với chính mình? Bạn thực sự biết mình là
ai?
Câu
trả lời tôi thường gặp trong các buổi thảo luận là “Tôi là Nguyễn Văn A”. Trên
đời này có bao nhiêu Nguyễn Văn A? Nguyễn Văn A thực chất chỉ là ký hiệu do cha
mẹ đặt cho con để dễ gọi trong chốn đông người. Nếu gia đình bạn gồm cha, mẹ và
bạn chỉ sống biệt lập ở một vùng hẻo lánh, bạn có cần được đặt tên không? Hoặc
nếu bạn đi học mà không có tên thì giáo viên và các bạn trong lớp sẽ gọi bạn ra
sao, “này bạn” hay “này thằng oắt kia”? Giống như một kiện hàng được đóng trong
thùng carton vậy, người ta ghi bên ngoài thùng dòng chữ “Kiện số 1” để đánh dấu
phân biệt với những kiện số 2, kiện số 3….
Hoặc
câu trả lời khác sau đó là “Tôi là con của cha mẹ tôi”. Cha mẹ bạn có bao nhiêu
con và cha mẹ bạn là ai? Là con của ông bà tôi. Ông bà của bạn có bao nhiêu con
và ông bà của bạn là ai? Cứ như vậy rốt cuộc bạn cũng không biết mình là ai.
Giống như câu chuyện của người Hải quan kiểm hóa và người chủ kiện hàng:
-
Hải quan: Đây là
cái gì?
-
Chủ hàng: Dạ,
kiện hàng số 1.
-
Hải quan: Thì chữ
ghi rõ trên vỏ vậy, không lẽ kiện số 2. Đây là gì?
-
Chủ hàng: Dạ, đây
là kiện hàng của em.
-
Hải quan: Ai chả
biết của anh, không lẽ là của tôi…
Chủ
hàng đâu hiểu rằng Hải quan muốn hỏi bên trong kiện hàng có gì và mục đích để
làm gì.
Chúng
ta cũng vậy, phần lớn chỉ nhận thức rằng tôi là Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B, là
con của cha mẹ tôi mà không biết mình sinh ra đời để làm gì? Mình có những sức
mạnh tiềm ẩn nào và cần phải khai thác, vận dụng ra sao để đạt mục tiêu, sứ
mệnh cuộc đời?
Đa
số người ta bị sinh ra đời và phải tồn tại luẩn quẩn theo dòng đời đó cho
đến khi kết thúc một cuộc đời vô nghĩa.
Một số ít người họ nhận ra SỨ MỆNH sống của mình và họ thoát khỏi vòng luẩn
quẩn của sự tồn tại để đi tìm con đường của sự sống và họ sống một cuộc đời
thật ý nghĩa, tên tuổi để lại ngàn đời. Đó là Hồ Chí Minh, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Steve
Jobs, Thomas Edison, Dale Carnegie, Napoleon Hill, Robert Kiyosaki, T.Harv
Eker, Anthony Robbins… Những người này họ không thông minh hơn người khác, họ không có nền tảng
xuất thân hơn người khác, họ không được học nhiều hơn người khác, họ chỉ hơn
người khác một khát khao thực hiện mục tiêu, sứ mệnh cuộc đời họ. Mỗi người họ
giống như một Thiên sứ giáng trần để giúp
đỡ mọi người, sống vì mọi người. Sứ
mệnh chung của họ là làm cho thế giới tốt đẹp hơn, làm cho mọi người sống
hạnh phúc, giàu có hơn. Và mỗi người họ đều có những mục tiêu riêng cho sự nghiệp và cuộc đời của họ.
Giàu
có là ước mơ hay mục tiêu của bạn?
Nếu
câu trả lời là ước mơ thì mãi mãi chỉ là mơ ước. Bạn mong muốn giàu có chỉ để
hưởng thụ bản thân, thể hiện ‘cái tôi’ cá nhân để lòe thiên hạ. Và sẽ không có
ai giúp bạn đạt mục đích này.
Nếu
bạn có một khát vọng giàu có để giúp đỡ, dẫn dắt người khác được như mình thì
bạn thực sự xứng đáng để giàu có, hạnh phúc. Và thế giới này sẽ luôn ủng hộ,
giúp đỡ bạn hoàn tất mục tiêu đó.
“Làm
sao bạn có thể đi rất xa được,
Nếu
bạn không biết bạn là ai?
Làm
sao bạn có thể làm những gì bạn cần làm,
Nếu
bạn không biết bạn có những gì?”.
Tôi
thích câu chuyện của Benjamin Kubelski. Năm 1902, bố của ông ấy tặng ông ấy một
chiếc đàn violin làm quà sinh nhật lần thứ 8, chiếc đàn ấy có giá 50 đô-la – cả
một gia tài nho nhỏ vào thời điểm đó, đặc biệt là đối với một gia đình người
Nga nhập cư. Benjamin chơi rất hay và khi ở tuổi teen, ông đã được chơi cho các
buổi hòa nhạc lớn. Ở tuổi 18, ông kết hợp với một cô gái chơi piano, thành một
nhóm nhạc ở Vaudeville.
Nhưng
ông cho rằng cây violin vẫn chưa khiến trái tim ông thỏa mãn. Nên một buổi tối,
ông quyết định kể cho các khán giả của mình nghe về một tai nạn nho nhỏ đã xảy
ra trong ngày. Sau đó ông kể lại: “Khán giả cười ngả nghiêng và âm thanh đó
khiến tôi mê mẩn. Tiếng cười đó đã kết thúc sự nghiệp làm nghệ sĩ chơi nhạc của
tôi”. Và nó bắt đầu sự nghiệp của ông trở thành một nghệ sĩ hài – Jack Benny.
Benjamin đã tìm ra được mình là ai, và tất cả mọi việc
như khớp vào chỗ của chúng.
Hãy
chú ý đến những gì có thể khuấy động cảm xúc của bạn. Đôi khi bạn cần tự hỏi mình:
“Có điều gì mà mình thích làm đến mức bạn sẵn sàng làm miễn phí, không cần được
trả công? Điều gì khiến cho trái tim mình như muốn cất tiếng hát?”.
Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời, chỉ được 1 lần sống, không có cơ hội để bạn sống thử.
Vậy bạn là ai? Bạn đang sống trên đời này để làm gì? Bạn sẽ để lại gì sau khi ra đi?
Vậy bạn là ai? Bạn đang sống trên đời này để làm gì? Bạn sẽ để lại gì sau khi ra đi?
Hoặc
bạn tồn tại vô nghĩa hoặc bạn sống vô cùng ý nghĩa.
No comments:
Post a Comment