12/22/11

Công thức làm giàu

Người giàu và người nghèo khác biệt lớn nhất là tổng số tài sản.
Nhưng, tại sao cùng một điểm xuất phát mà người thì vẫn dậm chân, thậm chí lao vào vòng nợ nần, còn người thì trở thành tỉ phú?
Bí quyết chính là: Công thức kiếm tiền và quản lý tiền.

1. Công thức tạo thu nhập:

THU NHẬP = GIÁ TRỊ BẠN TẠO RA x THỜI GIAN CUNG CẤP GIÁ TRỊ x QUI MÔ CUNG CẤP GIÁ TRỊ

Công thức này cho thấy, để nâng cao thu nhập, bạn phải không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm, và phải biết được đâu là những công việc tạo ra giá trị để dành thời gian, dồn lực và tập trung vào đó.

GIÁ TRỊ BẠN TẠO RA:
Không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.

THỜI GIAN CUNG CẤP GIÁ TRỊ:
Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Dù cho bạn có “cắm đầu cắm cổ” làm với tất cả mọi hăng say và nhiệt tình thì cũng chẳng “nghĩa lý” gì nếu đó không phải là công việc bạn cần làm, bạn phải làm và bạn được trả lương để làm. Khi làm việc, mỗi một vị trí đều được công ty mong đợi đóng góp đúng điều công ty cần. Khi bạn tập trung vào công việc sinh giá trị càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao.

QUI MÔ CUNG CẤP GIÁ TRỊ:
Một mình bạn dù có “cày” hết sức thì đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn sức lực hay thời gian để tăng thêm giá trị của mình được nữa. Nếu đã tập trung làm việc cực kỳ hiệu quả trong suốt 8 tiếng dành cho công việc rồi, hay cho dù bạn có dành luôn cả 24 tiếng để làm việc đi nữa thì cũng đến một giới hạn mà bạn không thể vượt qua để có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Chìa khóa cho vấn đề này nằm ở việc tăng qui mô cung cấp giá trị thời gian và sức lực của một người thì giới hạn, nhưng của nhiều người thì vô hạn. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng.

2. Công thức quản lý tiền

STT
Tỉ lệ
Mục đích sử dụng
Diễn giải
1
50%
Tài khoản thiết yếu
Ăn, ở, mặc…
Học phí, bảo hiểm.
2
10%
Tài khoản hưởng thụ
Thưởng thức những món ăn ưa thích tại nhà hàng, các dịch vụ giải trí, thư giãn… nhằm nâng cao đời sống tinh thần sau một chu kỳ làm việc và tái tạo sức lao động cho một chu kỳ làm việc mới.
3
10%
Tài khoản giáo dục
Chi phí các khóa học kỹ năng, tư duy nâng cao.
Chi phí mua sách về các kỹ năng sống, kỹ năng làm giàu…
Đầu tư 10% thu nhập để biết cách giữ gìn và phát triển 90% thu nhập còn lại.
4
10%
Tài khoản tự do tài chính
Đây là con gà đẻ trứng vàng.
Mỗi lần tiết kiệm 10% tổng thu nhập cho các khoản đầu tư và tái đầu tư sinh lời dài hạn. Dần dần tài khoản này sẽ lớn lên và giúp chủ nhân của nó trở thành người giàu có, tự do về tài chính.
Nguyên tắc: không bao giờ sử dụng tài khoản này cho đến khi đạt mục đích tài chính.
5
10%
Tài khoản tiết kiệm dài hạn  cho chi tiêu
Những kế hoạch chi trong tương lai: xây nhà, mua xe, đám cưới, sinh con, du lịch…
6
5%
Tài khoản dự phòng
Dành cho những chi phí phát sinh không biết trước: hiếu, hỷ, bệnh tật, thất nghiệp, biếu, tặng…
Nếu không sử dụng hết, chuyển qua tài khoản từ thiện.
7
5%
Tài khoản từ thiện
Cho là nhận. Cho tình yêu nhận về hạnh phúc, cho tiền bạc nhận về sung túc...
Tổng
100%




Có thể bạn cho rằng “khi nào có tiền nhiều mới nghĩ đến công thức này”.
Nhưng, nếu không có thói quen quản lý tiền ngay từ bây giờ, bạn sẽ không bao giờ có đủ số tiền để áp dụng công thức này.

HOẶC BẠN CÓ CUỘC SỐNG TÀI CHÍNH NHƯ MONG MUỐN

HOẶC BẠN VẪN GIỮ NGUYÊN NHỮNG GÌ ĐANG HIỆN CÓ.

1 comment:

  1. Hi . Anh
    Công thức của A e thây rất hay và rút ra được nhiều kinh nghiệm và học hỏi...khi nào rảnh xin chỉ giáo ..Thanks A.
    E tên Huy
    Phone : 0933.229.888

    ReplyDelete

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn