John Davison Rockefeller
- nhà sáng lập tập đoàn dầu mỏ Standard Oil
Cuộc đời với từng bước đi đầy tính toán và tham vọng đã đem lại
thành công đáng ngưỡng mộ cho John Davison Rockefeller - người thủ lĩnh sáng
lập và dẫn dắt nên đế chế Standard Oil hùng mạnh như bây giờ.
John Davison Rockefeller là người con thứ 2 trong sáu người con
của William Avery và Eliza Davison Rockefeller. Gia đình John Davison sống rất
khó khăn. Bố của John là một người bán quán ở vỉa hè và mất khoảng 25 nghìn đô
cho mỗi lần điều trị bệnh ung thư. Lúc đó, bố của ông đã đi sang nước ngoài và
mất tích sau nhiều tháng. Mẹ John phải nuôi cả gia đình một mình. Bà là người
rất chu đáo và có kỷ luật. Bà đã dạy các con của bà phải làm việc, tiết kiệm và
thường đưa các con tới các hội từ thiện.
Sau khi rời tới Moravia và sau đó tới Owego, Newyork, cả gia đình
John lại chuyển tới Ohio vào năm 1853. Họ đã mua một ngôi nhà gần Cleveland ở
Strongsville, Ohio và John đi học ở trường trung học Central ở Cleveland. John
tốt nghiệp trung học vào năm 1855 và tham gia một khóa học kinh doanh ở trường
đại học Folsom Mercantile. Ông hoàn thành khóa học trong 3 tháng và bắt đầu
kiếm một công việc là thủ quỹ hay thư kí ở Cleveland.
Vào năm 1855, công việc ở Cleveland gặp bất lợi, John cũng gặp khó
khăn để kiếm 1 việc làm. Sau sáu tuần, Hewitt & Tuttle, một công ty nhỏ
chuyên chở hàng bằng tàu đã thuê ông làm nhân viên kế toán. Rockerfell làm việc
rất chăm chỉ và tạo ấn tượng với các ông chủ của ông. Công việc của ông là sắp
xếp việc vận chuyển những chuyến hàng cồng kềnh giao dịch giá cước chuyên chở
bằng xe lửa, kênh đào và các tàu trên hồ. Ông bắt đầu buôn bán với tài khoản
riêng của mình và nhờ sự phối hợp cẩn thận, chính xác cùng lòng quyết tâm cao,
ông đã gây sự chú ý cho tổ chức thương mại Cleveland.
Vào năm 1859, vài tháng trước sinh nhật lần thứ 20 của mình,
Rockerfeller đã chính thức tham gia hoạt động kinh doanh cá nhân, ông cùng
chung cổ phần với một người bạn là Maurice Clark. Mỗi người góp 2.000 đô. John
chỉ có 1.000 đô ông đã tiết kiệm lâu nay và ông phải mượn thêm 1.000 đô của cha
mình. Nhờ khả năng kinh doanh bẩm sinh của Rockefeller, ngay trong năm đầu kinh
doanh, Clack và Rockefeller đã kiếm được một số tiền lãi nhỏ và công ty trở nên
rất thành công. Công việc kinh doanh của họ ngày càng được mở rộng trong suốt
cuộc nội chiến và công ty tiếp tục tăng thêm lợi nhuận.
Vào năm 1863, Rockefeller and Clark tham gia vào kinh doanh dầu
với vai trò tinh chế. Cleveland đã trở thành trung tâm lọc dầu chính vì sự phát
triển của công nghệ lọc dầu mới. Cùng với một cộng sự mới Samuel Andrews, người
có nhiều kinh nghiệm trong việc lọc dầu và hai anh trai của Maurice Clark, họ
đã xây dựng lên Andrews & Clark Co. Nhưng năm người không chung ý kiến về
việc bỏ vốn cho việc mở rộng công ty vì vậy vào năm 1865, Rockfeller đã mua cổ
phần của Clark với giá 72.500 đô. Và ông cùng với Andrews lập nên công ty
Rockefeller & Andrews. Ở tuổi 24, Rockfeller đã đầu tư rất nhiều cho việc
kinh doanh và ngày càng mở rộng hơn nữa. Ông đã tái đầu tư tất cả tiền lãi của
mình vào việc kinh doanh và quyết định từng bước đẩy mạnh phát triển công ty
của mình. Năm 1866, John đã đưa anh trai của mình là William vào kinh doanh để
quản lý một văn phòng ở Thành phố New York nhằm điều khiển việc xuất khẩu hàng.
Năm 1870, ông thành lập tập đoàn dầu mỏ cùng với anh trai ông
William, Samuel Andrews, Henry M. Flagler, Stephen V. Harkness và O. B.
Jennings. Rockfeller cảm thấy việc buôn bán dầu mỏ đang rất xáo trộn. Giá cả
đầu vào thấp và thị trường đang được cung cấp thừa dầu, kết quả là gây ra sự
lãng phí cao. Ông cũng nhận ra sự thiếu năng lực của các công ty nhỏ hơn, họ
muốn cố gắng tồn tại nên hạ giá xuống thấp dưới mức giá của sản phẩm và gây
thiệt hại nặng nề cho những công ty lớn như của ông. Ông đã đưa ra giải pháp là
hợp thành một công ty lớn, kiểm soát việc lọc dầu và đưa vào kho chứa dầu, sản
xuất những sản phẩm phụ thuộc như sơn và keo. Trước năm 1872, công ty dầu đã
bán và kiểm soát gần như tất cả công ty lọc dầu ở Cleveland. Standard Oil đã
thành công và tất cả tài sản của công ty được hợp lại vào năm 1882 trong
Standard Oil Trust, một tập đoàn dầu mỏ lớn .
Năm 1896, Rockfeller quyết định từ bỏ việc lãnh đạo trong kinh
doanh và tham gia vào công việc từ thiện. Ngay từ khi còn nhỏ, những lời dạy
của mẹ đã ăn sâu vào tâm trí ông, ông đã góp phần xây dựng nhà thờ của quê
hương mình và những hội từ thiện khác. Từ giữa những năm 1890 cho đến lúc chết,
ông đã tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện.
Năm 1901, với tài sản trị giá 900 triệu USD, ông được xem là người
đàn ông giàu nhất thế giới. Tài sản của của ông đến cuối đời lên đến 200 tỷ
đôla.
Một trong những điều tạo nên thành công cho Rockefeller là đức
tính tiết kiệm. Rockefeller ngay từ lúc nhỏ đã chịu ảnh hưởng của mẹ. Ông kế
thừa đức tính cần kiệm của mẹ là sự bảo đảm cơ bản nhất để đạt được thành công
to lớn trong sự nghiệp. Năm 1937, Rockefeller qua đời, thọ 98 tuổi. Số tiền ông
để lại rất khổng lồ, được gọi là “cây trụ chống của nước Mỹ”. Ông cũng để
lại tập nhật ký và quyển sổ chi dùng riêng của cá nhân ông. Từ quyển sổ
chi dùng riêng đó chúng ta có thể thấy được bắt đầu từ năm 16 tuổi ông đã biết
làm ra tiền, cho tới khi chết sự tiết kiệm của ông đã làm cho mọi người
đều kinh ngạc: Trong các khoản chi của ông từ năm 1826 đến năm 1872,
không để sót một khoản nào, từ chi phí theo đuổi người bạn gái và sau này đôi
bên cùng kết hôn đến mua một tấm nệm cho cô dâu, thậm chí ngay đến mua tem
gửi thư cũng được ghi vào sổ chi. Ngay bản thân những người con của
Rockefeller, mặc dù sinh trưởng trong một gia đình giàu có nhưng không bao giờ
được hưởng những ưu đãi. Rockefeller chủ trương dạy dỗ con cái bằng cuộc sống
thực, bằng vất vả của cuộc sống mưu sinh ngoài xã hội và phải biết đứng
lên bằng chính đôi chân của mình.
Nguyên tắc tiết kiệm để làm giàu của Rockefeller càng thể hiện rõ
trong việc kinh doanh của ông. Ông đã sáng tạo ra phương pháp kinh doanh “khép
kín toàn bộ” khi ông thành lập công ty dầu mỏ Mobil (Standard), tức khống chế
tất cả các công đoạn và các bộ môn có tương quan đến kinh doanh, tuyệt đối tự
cung tự cấp nếu điều kiện cho phép, để giảm bớt số chi cho công ty. Vào thập
niên 70 của thế kỷ 19, chính là lúc công ty Mobil (Standard) đang lớn mạnh.
Rockefeller đã từng bước giành được sự khống chế trong ngành dầu mỏ, đồng
thời, kiên quyết thực hiện chiến lược “Hoa hồng nở”, thì
sự tiết kiệm của ông đến mức khiến mọi người khó tin là có thật. Đối với việc
hạch toán ông rất nghiêm khắc, giá cả phải tính tới ba con số phía sau dấu
phẩy. Ông kiên quyết yêu cầu mỗi buổi sáng khi đến văn phòng, thì trên mặt bàn
của ông phải có một biểu đồ báo cáo về lãi ròng trong ngày.
Sống trong gia đình cũng như trong đời sống cá nhân và đến cả việc
hoạt động kinh doanh, Rockefeller bao giờ cũng giữ nguyên tắc tiết kiệm. Cho
tới ngày ông trở thành tỷ phú mà vẫn kiên trì sự tiết kiệm trong mọi mặt.
Nhưng, đối với phúc lợi xã hội thì ông quyên góp không bao giờ tỏ ra bủn xỉn.
Chỉ riêng quỹ tài trợ học bổng của Rockefeller, vào năm 1910 đã lên đến con số
45 triệu USD. Đặc biệt từ năm 1898 trở về sau (do điều kiện sức khỏe, ông không
còn tới số 26 đường Broadway để làm việc nữa, mà chỉ thông qua đường dây điện
thoại để liên hệ hằng ngày với công ty), thì mọi người xem ông là một nhà
từ thiện. Một số nhà sử học cũng viết: “Rockefeller từ một cỗ máy làm ra
tiền đã trở thành một nhà bố thí lớn của nước Mỹ”.
No comments:
Post a Comment