Tại
sao hầu hết những người học cao, học nhiều đều phải sống chật vật làm thuê cho
những người ít bằng cấp?
Sự
khác biệt xuất hiện khi người ta trả lời 3 câu hỏi sau:
-
Học cái gì?
-
Học để làm gì?
-
Học như thế nào?
Hầu
hết mọi người học theo phong trào, tục lệ cũ chứ không thực sự biết mình cần
phải học cái gì và vì mục đích gì. Thậm chí, rất rất nhiều người học chỉ vì
những mục đích rất tầm thường: học để lấy bằng rồi ép plastic treo trên tường,
học để cho hồ sơ xin việc thêm phong phú.
Những
tấm gương sáng trên khắp thế giới đã cho thấy những người thành đạt xuất chúng
đều bỏ dở việc học chính quy, đơn giản là vì họ biết họ cần phải học cái gì để
đáp ứng mục đích của họ chứ không phải học tràn lan mất thời gian. Hai ví dụ
điển hình là Bill Gates và Steve Jobs, họ bỏ học giữa chừng để đi tìm những
khóa học chuyên sâu hoặc tự tìm tòi, nghiên cứu về công nghệ thông tin, phần
mềm – những niềm đam mê của họ, với mục đích làm thay đổi thế giới.
Mỗi
người đều phải có mục đích rõ ràng và sẽ biết phải học cái gì cho đúng. Ở đây
tôi chỉ muốn chia sẻ về phương pháp học sao cho hiệu quả nhất mà tôi đã học
được và trải nghiệm thành công. Gồm 3 giai đoạn:
1. Học
“Muốn
biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” hay “Học, học nữa, học mãi” là những câu nói
bất hủ đã mô tả đầy đủ tầm quan trọng của việc học. Học không bao giờ là đủ,
mỗi người, mỗi cấp bậc đều có những kiến thức tương ứng cần phải học.
Tuy
nhiên, nếu chỉ học xong rồi nhận chứng chỉ cho đẹp thì sau một tháng hoặc một
năm tất cả đều thành tờ giấy trắng. Do vậy, bước quan trọng tiếp theo là trải
nghiệm.
2. Trải nghiệm
“Học
đi đôi với hành”. Trải nghiệm chính là phương pháp kiểm tra tốt nhất tính hiệu
quả của những gì đã học. Quan trọng hơn nữa là trải nghiệm sẽ giúp người học
hiểu bài, nhớ bài nhanh nhất, lâu nhất, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong
các bài học.
Như
vậy đã đủ chưa?
Chắc
chắn là chưa. Bởi đây mới chỉ là cách chúng ta tiếp cận và ứng dụng những kiến
thức của người khác ở một cấp độ nhất định.
Vậy
làm sao để có thể làm chủ những kiến thức đó, làm chủ sự thay đổi bản thân và
nâng tầm kiến thức đó lên một cấp độ mới? Đó chính là chia sẻ.
3. Chia sẻ
Phần
lớn người học thiếu đi bước quan trọng này trong quá trình học tập. Có nhiều
người thì cho rằng học xong ứng dụng là đủ, có nhiều người lại cho rằng họ
không có khả năng truyền đạt, hoặc cả hai hay nhiều lý do khác nữa.
Nhưng,
để thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời từ những gì được học thì không chỉ trải
nghiệm kiến thức là đủ. Nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn rũa, lặp đi lặp
lại nhiều lần. Chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm là phương pháp tốt nhất để
người học hoàn toàn làm chủ các kiến thức đã học, thay đổi bản thân từ những hoạt
động thường xuyên và liên tục nâng cao giá trị kiến thức, kỹ năng.
Có
nhiều cách chia sẻ rất đơn giản: viết blog, viết sách, trò chuyện thường ngày,
trao đổi trong hội nhóm, cao hơn nữa là thuyết trình, đào tạo (training), huấn
luyện (coaching).
Học, trải nghiệm rồi chia sẻ.
No comments:
Post a Comment