Hầu
hết mọi người không nhận ra rằng: trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn
kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh
sôi nảy nở như thế nào.
Điều
đó cũng giống như trồng một cái cây vậy. Ban đầu, bạn sẽ phải mất rất nhiều
công sức để chăm bón nó, đến một ngày nào đó, khi rễ cây đã đâm sâu vào lòng
đất, cái cây đã đủ lớn để tự mình phát triển, bạn sẽ không cần phải tốn công
chăm bón nữa mà vẫn có thể được hưởng những mùa quả ngọt lành.
Muốn
cho cái cây tiền bạc của bạn phát triển, bạn phải có nhiều kiến thức về tài chánh
để biết chăm bón nó thật đúng cách.
Khi
bắt đầu học cách làm giàu, tôi và Mike hãy còn là những đứa trẻ nên người cha
giàu đã nghĩ ra một cách đơn giản để dạy chúng tôi. Trong nhiều năm, ông đã vẽ
những bức vẽ và sử dụng những từ ngữ đơn giản để Mike và tôi hiểu được những
biệt ngữ và sự vận động của tiền bạc. Nhiều năm sau đó ông mới bắt đầu thêm vào
những con số. Tuy đơn giản nhưng những bức vẽ này đã góp phần hướng dẫn hai đứa
trẻ bé nhỏ trong một bài toán số học khổng lồ về tài chính, hình thành một nền
tảng sâu sắc và kiên cố...
Quy luật 1. Bạn phải biết sự khác nhau giữa tài sản (asset) và
tiêu sản (liability) và để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
Nghe
thì có vẻ đơn giản đến buồn cười, nhưng hầu hết mọi người đều không biết được
nó uyên thâm đến mức nào, vì họ không biết được sự khác nhau giữa một tài sản
và một tiêu sản là ở đâu.
"Người
giàu kiếm được tài sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ thu được tiêu sản,
nhưng họ nghĩ rằng họ đã kiếm được tài sản". Khi người cha giàu giải thích
điều này cho Mike và tôi, chúng tôi nghĩ ông đang nói đùa. Chúng tôi đang chờ
đợi một bí mật làm giàu, vậy mà ông lại trả lời như thế đấy. Nó đơn giản đến
mức chúng tôi phải khựng lại một lúc lâu để suy nghĩ về điều đó.
“Bác
muốn nói tất cả những điều chúng con cần biết là: tài sản là gì, sau đó phải đi
kiếm nó và rồi chúng con sẽ giàu có sao?” Tôi ngờ vực hỏi.
Người
cha giàu gật đầu “Đơn giản thế thôi”. “Nếu chỉ đơn giản như thế, tại sao những
người khác không giàu được?” Tôi
lại hỏi.
Người
cha giàu mỉm cười. “Vì người ta không biết được sự khác nhau giữa tài sản và
tiêu sản”.
“Tại
sao người lớn lại ngớ ngẩn thế nhỉ? Nếu đó chỉ là một điều đơn giản nhưng quan
trọng thì tại sao người ta lại không muốn tìm hiểu?”.
Người
cha giàu phải mất vài phút mới giải thích được cho chúng tôi biết tài sản là gì
và tiêu sản là gì.
Là
một người lớn, tôi cảm thấy giải thích điều này với những người lớn khác thật
khó khăn. Vì sao vậy? Vì người lớn khôn ngoan hơn. Gần như trong mọi trường
hợp, hầu hết người lớn không nắm được sự đơn giản của một ý tưởng vì họ được
giáo dục khác nhau. Và một người lớn thông minh thường cảm thấy bị hạ thấp khi
phải chú ý đến những khái niệm quá đơn giản.
Người
cha giàu tin vào quy luật KISS - "Giữ Cho Đơn Giản" (Keep It Simple
Stupid) - vì vậy ông cố làm cho mọi thứ trở nên thật đơn giản với hai chúng
tôi…
Ông
nói: "Những điều xác định nên một tài sản không phải là từ ngữ mà là những
con số. Và nếu các con không biết đọc số thì các con không thể xác định được
một tài sản trong mớ bòng bong ấy đâu".
Trong
kế toán, vấn đề không phải ở bản thân những con số mà là những con số ấy nói
lên điều gì. Cũng như từ ngữ vậy, vấn đề không phải ở bản thân từ ngữ mà là câu
chuyện những từ ngữ ấy kể.
“Nếu
con muốn trở nên giàu có, con phải đọc được và hiểu được những con số”. Người
cha giàu lặp đi lặp lại câu nói ấy cả ngàn lần với chúng tôi: "Người giàu
kiếm được tài sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ kiếm được tiêu sản".
Mô hình vòng quay của tài sản và tiêu
sản:
Hình
hộp ở trên là Bản kê lợi tức, hay còn gọi là Bản kê lời lỗ. Nó đo các khoản thu
nhập và chi phí, tiền vào và tiền ra. Cái hộp bên dưới là Bản cân đối thu chi.
Nó được gọi như vậy vì nó đòi hỏi phải có sự cân đối giữa tài sản và tiêu sản.
Lý do chính gây ra những cuộc vật lộn tài chính đơn giản là vì người ta không
biết được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản. Nguyên nhân của sự
nhầm lẫn chính là vì định nghĩa của hai từ này. Càng cố tra từ điển, bạn sẽ chỉ
càng nhầm lẫn nhiều hơn thôi.
Người
cha giàu đã nói với hai chúng tôi một cách đơn giản rằng:
"Tài
sản bỏ tiền vào túi các con, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi".
Nếu
bạn muốn trở nên giàu có, hãy mua tài sản. Nếu muốn trở nên nghèo đi, hãy mua
tiêu sản.
Chính
vì không phân biệt được sự khác nhau này mà rất nhiều người gặp các rắc rối về
tài chính.
“Mù
chữ” và “mù số” đều là nguyên nhân gây ra những khó khăn tài chính.
Nếu
người ta gặp khó khăn tài chính nghĩa là đang có một điều gì đó mà họ không
hiểu được: hoặc những từ ngữ hoặc những con số. Người giàu phát tài được là nhờ
họ "biết đọc biết viết" trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn những
người đang phải vật lộn về tài chính. Vì vậy, nếu bạn muốn giàu có và giữ được
của cải, bạn cần phải hiểu biết về tài chính, cả về từ ngữ lẫn những con số.
Mũi
tên trong sơ đồ biểu thị vòng quay tiền mặt. Chỉ toàn những con số thì thể hiện
được rất ít. Chỉ toàn từ ngữ cũng không nói lên được gì nhiều. Đó là câu chuyện
về sự tính toán. Khi báo cáo tài chính, việc đọc những con số nghĩa là đang
nhìn vào cốt truyện, câu chuyện kể về nơi đến của vòng quay tiền mặt. Trong 80%
các gia đình, câu chuyện tài chính kém vui không phải vì họ không làm ra tiền
mà vì họ dùng tiền để mua tiêu sản chứ không mua tài sản.
Những
sơ đồ trên thể hiện vòng quay tiền mặt trong cuộc sống người nghèo, người trung
lưu và người giàu. Chính là
vòng quay tiền mặt đang kể chuyện, câu chuyện về một người sử dụng tiền bạc của
anh ta như thế nào, anh ta làm gì sau khi cầm tiền trong tay...
Người
ta thường nói rằng: “Tôi đang mắc nợ, vì vậy tôi phải đi kiếm tiền”. Nhưng có
nhiều tiền thường không giải quyết được vấn đề thật sự nó chỉ làm cho mọi
chuyện trở nên trầm trọng hơn thôi. Tiền làm cho những sai lầm bi thảm của con
người trở nên hiển nhiên. Chính vì vậy mà thông thường, khi người ta được hưởng
một vận may bất ngờ - ví dụ như được thừa hưởng gia tài, tăng lương hay trúng
số - trước sau gì thì họ cũng sẽ trở về với tình trạng tài chính hỗn độn như
ban đầu, nếu không muốn nói là tệ hơn lúc đầu nữa.
Tiền
chỉ làm nổi bật mô hình vòng quay tiền mặt trong đầu bạn. Nếu bạn thường sử
dụng hết mọi thứ bạn có thì gần như chắc chắn là việc tăng lương sẽ dẫn đến
tăng chi tiêu.
Chúng
ta thường kiếm tiền bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình và đa số sinh viên rời
trường mà không có một kỹ năng tài chính nào, nên dù hàng triệu người có học
theo đuổi nghề nghiệp của mình một cách thành công, họ vẫn gặp phải rất nhiều
khó khăn tài chính. Họ làm việc vất vả nhưng không giàu được. Điều thiếu sót
trong vốn học của họ không phải là làm thế nào để kiếm tiền, mà là làm thế nào
để sử dụng tiền - kiếm được tiền rồi thì cần phải làm gì với chúng. Cái đó gọi
là năng lực tài chính - bạn làm gì với tiền bạc sau khi đã kiếm ra chúng, làm
sao để giữ không cho người khác chiếm lấy, bạn giữ chúng được bao lâu, tiền bạc
sẽ làm việc cho bạn như thế nào?
Hầu
hết những khó khăn tài chính người ta gặp phải là do họ không hiểu được vòng
quay tiền mặt. Một người có thể được học hành tới nơi tới chốn, thành công
trong sự nghiệp nhưng vẫn không hiểu gì về tài chính. Những người này thường
phải làm việc nhiều hơn cần thiết vì họ đã học cách làm việc chăm chỉ, nhưng
không được học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình.
CÂU
CHUYỆN VỀ MỘT GIẤC MƠ TÀI CHÍNH TRỞ THÀNH MỘT CƠN ÁC MỘNG TÀI CHÍNH
Cuốn
phim về những người làm việc chăm chỉ có sẵn một khuôn mẫu. Sau khi kết hôn,
những cặp vợ chồng trẻ liền thuê một căn hộ để ở. Vấn đề là căn hộ thì quá tù
túng, nên họ quyết định phải tiết kiệm để mua một ngôi nhà trong mộng và có thể
có con. Lúc này họ có hai nguồn thu nhập và họ bắt đầu tập trung vào sự nghiệp
của mình. Thu nhập của họ bắt đầu tăng lên.
Chi
phí số một của hầu hết mọi người là thuế: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng khi
tiêu xài, mua sắm hàng hoá… Khi thu nhập tăng, chi phí tăng theo, số tiêu sản
cũng sẽ tăng lên.
Có
thể chứng minh bằng cách quay lại ví dụ của cặp vợ chồng trẻ. Kết quả của việc
thu nhập tăng lên là họ quyết định sẽ đi mua ngôi nhà trong mộng.
Khi
đã có nhà, họ sẽ phải trả một thứ thuế mới gọi là thuế bất động sản. Sau đó họ
mua một chiếc xe mới, đồ đạc mới và những dụng cụ mới để hợp với ngôi nhà mới
của mình. Rồi họ bỗng giật mình nhận ra rằng phía cột tiêu sản đầy những món nợ
cầm cố và nợ tín dụng.
Lúc
này, họ rơi vào cái bẫy Rat Race. Rồi một đứa trẻ ra đời. Họ làm việc nhiều
hơn. Nhiều tiền hơn và thuế cao hơn, gọi là đóng thuế theo thu nhập.
Quá
trình đó cứ lặp đi lặp lại. Một tấm thẻ tín dụng được gởi đến. Họ sử dụng nó.
Nó hết hạn. Một công ty cho vay gọi đến và bảo rằng "tài sản" lớn
nhất của họ, ngôi nhà, được định giá cao. Công ty này đưa ra một món nợ bảo đảm
(bill consolidation loan) và bảo rằng tốt hơn hết là thanh toán những món nợ
lãi suất cao bằng thẻ tín dụng của họ. Bên cạnh đó, lợi tức nhờ mái nhà của họ
chính là sự khấu trừ thuế. Họ làm theo điều đó, và thở dài nhẹ nhõm. Những tấm
thẻ tín dụng đã được trả. Bây giờ họ gom những món nợ tiêu thụ lại thành một
văn tự cầm nhà. Số tiền phải trả giảm xuống vì họ gia hạn món nợ đến 30 năm cơ
mà.
Những
người hàng xóm gọi điện rủ họ đi mua sắm, vì đang có đợt bán hàng giảm giá...
Một cơ hội để tiết kiệm chút ít tiền. Họ tự nhủ: “Tôi sẽ không mua gì cả. Tôi
chỉ đi xem thôi”. Nhưng ngay khi nhìn thấy một vật gì đó, họ lại lấy tấm thẻ
tín dụng ra...
Tôi
rất thường gặp những cặp vợ chồng như thế. Tên họ thì khác nhau nhưng tình
trạng tài chính thì giống nhau cả. Những thói quen tiêu xài đã buộc họ phải
kiếm thêm nhiều nguồn thu nhập khác.
Họ
không biết rằng chính cách tiêu xài tiền của họ, là nguyên nhân chính gây ra
những cuộc vật lộn tài chính. Mọi chuyện là do không hiểu biết về tài chính và
không phân biệt được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản.
Người
nghèo và người trung lưu rất thường cho phép tiền bạc làm chủ mình. Mỗi buổi
sáng họ chỉ đơn giản thức dậy và đi làm mà quên tự hỏi rằng những điều mình
đang làm có ý nghĩa gì hay không. Không am hiểu nhiều về tiền bạc, phần lớn mọi
người để cho quyền lực đáng sợ của tiền bạc điều khiển mình.
Người
ta thường làm một việc gì đó vì những người khác cũng làm như vậy. Họ thích ứng
mà không chịu đặt câu hỏi. Họ lặp lại một cách không suy nghĩ những điều họ
nghe được, những ý tưởng theo kiểu "căn
nhà là cả một tài sản", "ngôi nhà là sự đầu tư lớn nhất của
bạn", "hãy tìm một công việc an toàn", "đừng mạo
hiểm"...
Khi
Mike và tôi 16 tuổi, chúng tôi bắt đầu làm việc cho cha Mike sau giờ học vào
mỗi cuối tuần. Chúng tôi thường ngồi cùng với cha Mike trong khi ông tiếp những
nhân viên ngân hàng, luật sư, kế toán viên, người môi giới, nhà đầu tư, nhà
quản lý và những người lao động… Cha Mike đã không đi theo đám đông. Ông có
những suy nghĩ riêng và ông rất ghét câu nói: "Chúng tôi phải làm vậy vì
mọi người đều làm vậy". Ông
cũng không ưa những từ như “không thể”. Nếu bạn muốn ông làm một điều gì đó,
chỉ cần nói khích rằng: “Tôi không nghĩ anh có thể làm được điều đó”.
Khi
ngồi dự những buổi họp của ông, Mike và tôi học được nhiều thứ. Cha của Mike
không được học nhiều ở trường nhưng ông rành về tài chính và cuối cùng đã thành
công. Ông thường nói với chúng tôi: "Một người thông minh thuê những người
còn thông minh hơn anh ta nữa".
Tôi
nhớ lúc tôi vẽ những sơ đồ này cho cha tôi xem và chỉ cho ông hướng đi của một
vòng quay tiền mặt, những chi phí lệ thuộc khi làm chủ một ngôi nhà. Một ngôi
nhà lớn nghĩa là chi phí lớn, và vòng quay tiền mặt sẽ tiếp tục đi ra ngoài qua
cột chi phí.
Tôi
biết rằng với nhiều người, một ngôi nhà đẹp là sự đầu tư lớn nhất của họ, dù
rằng nó không phải là một tài sản mà là một tiêu sản, vì nó làm cho tiền ra
khỏi túi nhiều hơn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người không đồng ý với tôi bởi lẽ
một ngôi nhà đẹp rất dễ gây xúc cảm. Và khi nói đến chuyện tiền bạc thì những
cảm xúc mạnh mẽ sẽ làm mờ đi trí thông minh tài chính.
1. Khi nhắc chuyện nhà cửa, tôi muốn
nói rằng: hầu hết mọi người phải làm việc suốt đời để trả tiền cho một ngôi
nhà mà họ không bao giờ thực sự được sở hữu. Nói cách khác, sau nhiều năm, hầu
hết mọi người đều muốn mua một ngôi nhà mới, mỗi lần mua nhà sẽ dẫn đến một món
nợ kéo dài nhiều năm trong khi nợ căn nhà trước còn chưa trả xong.
2. Nhà cửa không phải lúc nào cũng
tăng giá. Điều mất mát lớn nhất là bạn để mất đi những cơ hội. Nếu bạn đầu
tư toàn bộ tiền bạc cho ngôi nhà, bạn bị buộc phải làm việc vất vả hơn vì tiền
bạc sẽ tiếp tục chuyển qua bên cột chi phí thay vì thêm vào cột tài sản, đó
chính là khuôn mẫu kinh điển vòng quay tiền mặt của những gia đình trung lưu.
Nếu ban đầu một cặp vợ chồng trẻ để dành nhiều tiền vào cột tài sản thì những
năm sau này họ sẽ sống dễ dàng hơn, nhất là khi con cái đến tuổi đi học. Tài
sản của họ sẽ phát triển lên và có thể giúp họ kiểm soát các chi phí. Thông
thường thì có một ngôi nhà cũng giống như gánh một món nợ trị giá nhà phải trả
và làm tăng các chi phí của bạn.
Tóm
lại, kết quả cuối cùng khi quyết định sở hữu một căn nhà quá đắt tiền thay vì
nên bắt đầu một danh mục vốn đầu tư, sẽ tác động mạnh vào một cá nhân theo ít
nhất là ba cách:
1. Mất thời gian, trong lúc những tài sản
khác có thể sẽ được nâng giá trị lên.
2. Mất một phần vốn, vì số tiền đó có thể
được đem đi đầu tư thay vì phải trả các chi phí bảo quản trực tiếp liên quan
đến ngôi nhà.
3. Mất cơ hội rèn luyện. Người ta thường
coi ngôi nhà, tiền tiết kiệm và kế hoạch lương hưu là tất cả những gì họ có
trong cột tài sản. Vì không đầu tư nên họ để mất đi những kinh nghiệm đầu tư và
sẽ không bao giờ có thể trở thành “những nhà đầu tư sành điệu”.
Tôi
không nói bạn đừng mua nhà. Tôi muốn nói, hãy hiểu được sự khác nhau giữa một
tài sản và một tiêu sản. Khi muốn có một căn nhà lớn hơn, đầu tiên tôi phải mua
một số tài sản để có thể phát sinh vòng quay tiền mặt đủ trả cho ngôi nhà ấy
đã.
Những
bản kê tài chính cá nhân của cha ruột tôi là minh chứng tốt nhất cho cuộc sống
của một con người trong vòng Rat Race. Các chi phí của ông dường như luôn đuổi
kịp các thu nhập, không hề cho phép ông đầu tư vào một tài sản nào. Kết quả là
số tiêu sản của ông, ví dụ như những món cầm cố hay nợ thẻ tín dụng, còn lớn
hơn cả số tài sản.
Những
bức tranh sau còn có giá trị hơn cả ngàn từ ngữ:
Mô hình vòng quay của người nghèo
Mô hình vòng quay của người trung lưu
Trái
lại, bản kê tài chính cá nhân của người cha giàu lại phản ánh kết quả của một
cuộc sống dành cho việc đầu tư và giảm đến mức tối thiểu các tiêu sản:
Kết
quả là người giàu ngày càng giàu hơn.
Những
người trung lưu luôn gặp phải những khó khăn tài chính không dứt vì thu nhập
chính của họ là tiền lương, và khi tiền lương tăng thì thuế cũng tăng. Mà khi
lương tăng thì các chi phí của họ cũng có khuynh hướng gia tăng bằng số tiền
dư, vì vậy mà xuất hiện cụm từ "Rat Race". Họ xem ngôi nhà như một
tài sản lớn nhất trong khi nó thực ra là một loại tiêu sản, thay vì phải đầu tư
tiền bạc cho những tài sản thật sự có thể tạo ra thu nhập.
Khuôn mẫu của việc xem ngôi nhà như một sự đầu tư và triết lý cho rằng: lương tăng nghĩa là bạn có thể mua một ngôi nhà lớn hơn, hay tiêu xài nhiều hơn, chính là nền tảng cho một xã hội đầy nợ nần như ngày nay. Quá trình gia tăng chi phí đẩy nhiều gia đình đến những món nợ ngày càng lớn hơn và tình trạng tài chính không chắc chắn hơn, dù rằng có thể họ đang được thăng tiến trong công việc và được trả lương cao hơn mức bình thường.
Khuôn mẫu của việc xem ngôi nhà như một sự đầu tư và triết lý cho rằng: lương tăng nghĩa là bạn có thể mua một ngôi nhà lớn hơn, hay tiêu xài nhiều hơn, chính là nền tảng cho một xã hội đầy nợ nần như ngày nay. Quá trình gia tăng chi phí đẩy nhiều gia đình đến những món nợ ngày càng lớn hơn và tình trạng tài chính không chắc chắn hơn, dù rằng có thể họ đang được thăng tiến trong công việc và được trả lương cao hơn mức bình thường.
Bi kịch ở đây là việc thiếu kiến thức tài chính ban
đầu đã tạo ra những rủi ro mà giai cấp trung lưu phải đối mặt. Lý do họ muốn
được an toàn là vì vị thế tài chính của họ quá mong manh. Bản cân đối thu chi
của họ không cân bằng. Chúng chịu gánh nặng của quá nhiều tiêu sản mà không có
một tài sản thực sự nào làm phát sinh thu nhập cả. Thông thường, nguồn thu nhập
duy nhất của họ là tiền lương. Sinh kế của họ phụ thuộc vào các ông chủ.
Vì vậy, khi đến lượt mình được cuộc sống "chia bài", những người này không thể nắm bắt được những cơ hội tốt. Họ muốn được an toàn đơn giản vì họ đang phải làm việc vất vả trả thuế ở mức cao nhất và gánh hàng đống nợ nần...
Vì vậy, khi đến lượt mình được cuộc sống "chia bài", những người này không thể nắm bắt được những cơ hội tốt. Họ muốn được an toàn đơn giản vì họ đang phải làm việc vất vả trả thuế ở mức cao nhất và gánh hàng đống nợ nần...
Như tôi đã nói ở phần trước, quy luật quan trọng nhất
là biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản. Một khi bạn đã hiểu được
những khác biệt này, hãy tập trung mọi nỗ lực để mua những tài sản có khả năng
phát sinh thu nhập. Đó là cách tốt nhất để bắt đầu con đường làm giàu. Cứ tiếp
tục như vậy cột tài sản của bạn sẽ tăng lên. Cố gắng chiết giảm tiêu sản và chi
phí xuống, bạn sẽ có nhiều tiền hơn để đổ vào cột tài sản. Chẳng mấy chốc thì
nền tảng tài sản của bạn sẽ vững vàng đến mức bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư…
Giới trung lưu gọi việc đầu tư là một hành động
"mạo hiểm." Thật ra bản thân việc đầu tư không hề mạo hiểm. Chính sự
thiếu thông minh, nhanh nhạy về tài chính và thiếu những kiến thức tài chính
đơn giản mới là nguyên nhân gây ra sự mạo hiểm.
Nếu bạn làm theo những điều mà đa số mọi người thường
làm, nói chung công việc của bạn sẽ như thế này:
1. Nuôi chủ.
Hầu hết những người làm việc hưởng lương đều làm cho các ông chủ hay những cổ
đông giàu hơn. Những nỗ lực và thành công của bạn sẽ giúp cho người chủ thành
công hơn và có nhiều tiền hơn.
2. Nuôi chính quyền. Chính quyền nhận phần mình trong số lương của bạn thậm
chí trước khi bạn nhìn thấy nó nữa. Khi cố gắng làm việc chăm chỉ hơn, chỉ đơn
giản là bạn đang làm gia tăng số thuế phải nộp cho chính quyền.
3. Nuôi ngân hàng. Sau khi trả thuế, chi phí lớn nhất kế tiếp thường là
những món nợ tín dụng.
Vấn đề là khi bạn cố gắng làm việc chăm chỉ hơn thì ba
giới trên sẽ lấy đi một phần chi lớn hơn trong những nỗ lực của bạn. Vì vậy,
bạn phải học cách làm thế nào để cho các nỗ lực của bạn có thể làm tăng lợi
nhuận trực tiếp cho bản thân và gia đình mình.
Một khi bạn đã quyết định tập trung hết tâm trí để
chăm nom việc kinh doanh riêng, bạn sẽ xác định một mục tiêu như thế nào? Với
hầu hết mọi người, họ phải giữ lấy nghề nghiệp của mình và dựa vào tiền lương
để kiếm tài sản.
Khi tài sản lớn lên, họ sẽ đo mức độ thành công như
thêm nào? Khi nào người ta mới nhận ra rằng mình đã giàu có, đã có tiền? Ngay
khi biết được những định nghĩa về tài sản và tiêu sản, tôi cũng đã định nghĩa
riêng cho mình về có tiền. Đúng ra tôi đã mượn định nghĩa này của một người bạn
tên là Buckminster Fuller.
Anh ấy nói: "Có tiền chính là khả năng tồn tại
của một người trong một số ngày sắp tới…” hay
nói cách khác, nếu hôm nay bạn ngưng làm việc thì bạn sẽ tồn tại được bao lâu? Có
tiền chính là sự đo vòng quay tiền mặt bên cột tài sản so với cột chi phí. Hãy
lấy một ví dụ nhỏ. Giả sử vòng quay tiền mặt bên cột tài sản của tôi là 1.000 $
một tháng. Còn số chi phí hàng tháng của tôi là 2.000 $. Vậy khả năng tiền mặt
của tôi như thế nào?
Quay về với định nghĩa của Buckminster Fuller. Nếu xét một tháng 30 ngày thì tôi sẽ chỉ có đủ số tiền tiêu dùng trong nửa tháng. Khi đạt đến mức vòng quay tiền mặt bên cột tài sản là 2.000 $ một tháng, tôi sẽ trở nên có tiền.
Quay về với định nghĩa của Buckminster Fuller. Nếu xét một tháng 30 ngày thì tôi sẽ chỉ có đủ số tiền tiêu dùng trong nửa tháng. Khi đạt đến mức vòng quay tiền mặt bên cột tài sản là 2.000 $ một tháng, tôi sẽ trở nên có tiền.
Như vậy nghĩa là tôi chưa giàu có, nhưng tôi có tiền.
Lúc này mỗi tháng tôi sẽ có những thu nhập mới phát sinh từ các tài sản có thể
giải quyết vấn đề chi phí hàng tháng cho mình. Nếu muốn tăng chi phí, đầu tiên
tôi phải tăng vòng quay tiền mặt từ số tài sản để có thể duy trì sự có tiền
này. Chú ý rằng vào thời điểm này, tôi không còn bị phụ thuộc vào tiền lương
nữa. Tôi phải tập trung vào và phải thành công trong việc xây dựng cột tài sản
đã giúp tôi trở nên sung túc về tài chính. Nếu hôm nay tôi nghỉ việc, tôi vẫn
có thể trang trải các chi phí hàng tháng nhờ vòng quay tiền mặt tài sản của
mình.
Mục đích kế tiếp là phải có dư một số tiền trong vòng quay tiền mặt để đầu tư trở lại vào cột tài sản. Càng nhiều tiền đầu tư vào cột tài sản thì nó sẽ càng phát triển. Và chỉ cần giữ được số chi phí thấp hơn số tiền mặt phát sinh từ những tài sản này thì tôi sẽ trở nên giàu hơn, với ngày càng nhiều thu nhập từ những nguồn khác ngoài sức lao động của mình.
Mục đích kế tiếp là phải có dư một số tiền trong vòng quay tiền mặt để đầu tư trở lại vào cột tài sản. Càng nhiều tiền đầu tư vào cột tài sản thì nó sẽ càng phát triển. Và chỉ cần giữ được số chi phí thấp hơn số tiền mặt phát sinh từ những tài sản này thì tôi sẽ trở nên giàu hơn, với ngày càng nhiều thu nhập từ những nguồn khác ngoài sức lao động của mình.
Hãy
nhớ:
Người
giàu mua tài sản
Người
trung lưu mua những tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản
No comments:
Post a Comment