Bài
học bắt đầu:
“Ta
sẽ trả cho các con 10 xu một giờ".
Ngay
cả vào những năm 1950, 10 xu một giờ cũng là quá thấp.
Buổi sáng hôm ấy, cha của Mike hẹn gặp tôi và nó lúc 8 giờ. Vì là chủ của một kho hàng, một công ty xây dựng, một số cửa hiệu và ba quán ăn, nên ông rất bận rộn…
Buổi sáng hôm ấy, cha của Mike hẹn gặp tôi và nó lúc 8 giờ. Vì là chủ của một kho hàng, một công ty xây dựng, một số cửa hiệu và ba quán ăn, nên ông rất bận rộn…
Khi
chúng tôi đến, cha Mike đang nói chuyện điện thoại và chúng tôi phải ngồi chờ
ông ở băng ghế ngoài hiên sau, cùng với hai người phụ nữ và một người đàn ông
trung niên làm nhiệm vụ quản lý nhà hàng và coi kho cho cha của Mike.
Hai
đứa tôi đã ngồi chờ rất lâu, rồi khi tôi cảm thấy mình đã bắt đầu mất hết kiên
nhẫn, thình lình cha Mike xuất hiện. Mike và tôi giật mình bật đứng lên.
“Sẵn
sàng học chưa, các con?” Cha Mike
hỏi, kéo một cái ghế đến ngồi với chúng tôi.
Tôi
và Mike cùng gật đầu. “Tốt. Cha sẽ dạy các con, nhưng không phải theo kiểu
trong lớp học. Nếu các con làm việc cho cha, cha sẽ dạy các con cách làm giàu.
Nếu không, cha sẽ không dạy… Thế đấy đồng ý hay không là tùy các con".
“Ơ…
con có thể hỏi vài câu được không?" Tôi
hỏi.
“Không.
Chịu hay không chịu, thế thôi. Cha có quá nhiều việc phải làm và không thể lãng
phí thời gian được. Nếu con không thể quyết định dứt khoát, con sẽ không học
cách kiếm tiền được đâu. Cơ hội đến rồi đi. Biết được khi nào cần quyết định là
một kỹ năng quan trọng. Con có cơ hội mà con đang cần. Lớp học sẽ bắt đầu hoặc
kết thúc trong mười giây nữa” Cha của Mike nói cùng với một nụ cười.
“Con
chịu” tôi và Mike cùng đáp. “Tốt,” cha Mike nói. "Các con sẽ làm việc với
bà Martin. Cha trả các con 10 xu một giờ và các con phải làm việc ba tiếng đồng
hồ mỗi thứ Bảy”.
“Nhưng
hôm nay con có một trận bóng chày” tôi nói.
Cha
Mike trầm giọng nghiêm khắc “Làm hay không làm nào?”.
“Con
làm ạ” Tôi trả lời, quyết định làm việc và học hỏi thay vì đi chơi bóng.
30
XU SAU ĐÓ
Bà
đốc công Martin bắt chúng tôi làm việc không ngơi tay. Trong ba tiếng đồng hồ
chúng tôi phải khiêng những thùng hàng hóa trên kệ xuống, phủi sạch bụi bằng
một cây chổi lông gà, sau đó sắp xếp chúng lại một cách gọn gàng. Đó quả là một
công việc chán ngấy vì những cánh cửa của cửa hàng luôn mở rộng ra đường và bãi
đậu xe. Mỗi lần có một chiếc xe đi ngang hay chạy vào bãi, bụi mù trời tràn
ngập cửa hàng…
Suốt
ba tuần, Mike và tôi đến làm việc ở chỗ bà Martin trong ba giờ mỗi thứ Bảy. Vào
buổi trưa, khi công việc kết thúc, bà trả cho mỗi đứa 30 xu. Vào những năm
1950, với một đứa bé 9 tuổi thì 30 xu cũng chẳng nhiều nhặn gì. Một quyển
truyện tranh cũng đã đến 10 xu rồi, vì vậy sau khi được trả tiền tôi chỉ mua
truyện rồi đi về nhà.
Vào
ngày thứ Tư của tuần thứ tư, tôi quyết định sẽ nghỉ việc. Tôi muốn được cha của
Mike dạy cách làm giàu, chứ đâu có muốn trở thành tên nô lệ của 10 xu một giờ.
Trên hết, kể từ ngày thứ Bảy đầu tiên đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại ông ấy.
Vào
giờ ăn trưa ở căn-tin trường, tôi nói với Mike: "Tớ bỏ việc thôi!".
Mike mỉm cười. Tôi giận dữ hỏi: "Cậu cười cái gì chứ?"
"Cha
tớ nói rằng cậu sẽ xin nghỉ. Cha nói trước khi nghỉ việc cậu hãy đến gặp ông ấy".
Tôi
phẫn nộ:
“Cái
gì? Thế ra cha cậu đang chờ xem tớ chán việc à?"
"Cũng
gần như vậy. Kiểu dạy của cha tớ khác với cha cậu. Cha cậu nói lý thuyết nhiều
còn cha tớ thì rất ít lời. Cậu cứ chờ đến thứ Bảy này đi đã. Tớ sẽ nói với cha
là cậu muốn nghỉ việc”.
“Cậu
muốn nói là mọi thứ đã được dự liệu à?” “Không,
không hẳn thế… Thứ Bảy này cha sẽ giải thích cho cậu”.
NGÀY
THỨ BẢY XẾP HÀNG
Tôi
đã sẵn sàng đối mặt với cha của Mike và tôi đã chuẩn bị trước. Thậm chí cha
ruột tôi cũng nổi giận, ông cho rằng cha của Mike đã vi phạm luật lao động trẻ
em và mọi chuyện phải được làm cho rõ ràng. Ông bảo tôi phải đòi hỏi những gì
xứng đáng dành cho mình. ít nhất là 25 xu một giờ. Ông còn nói rằng nếu tôi
không được nâng lương thì tốt hơn là nên nghỉ việc.
Và vào 8 giờ sáng ngày thứ Bảy đó, tôi lại đứng trước cánh cửa văn phòng của cha Mike.
Và vào 8 giờ sáng ngày thứ Bảy đó, tôi lại đứng trước cánh cửa văn phòng của cha Mike.
"Hãy
ngồi chờ đến phiên mình nhé!" Cha
Mike nói thế khi tôi bước vào.
Tôi e dè ngồi xuống kế bên hai người phụ nữ đang ngồi trên băng ghế bên ngoài văn phòng như bốn tuần trước. 45 phút trôi qua và đầu tôi gần như muốn bốc hỏa. Hai người phụ nữ đã vào gặp cha của Mike và đi ra 30 phút trước đó. Một người đàn ông lớn tuổi ở đấy khoảng 20 phút và cũng đã đi rồi.
Ngôi nhà vắng lặng. Cha của Mike vẫn mải mê làm việc trong phòng. Cuối cùng, sau cả tiếng đồng hồ chờ đợi, đúng 9 giờ, cha của Mike mới gọi tôi vào gặp ông.
Tôi e dè ngồi xuống kế bên hai người phụ nữ đang ngồi trên băng ghế bên ngoài văn phòng như bốn tuần trước. 45 phút trôi qua và đầu tôi gần như muốn bốc hỏa. Hai người phụ nữ đã vào gặp cha của Mike và đi ra 30 phút trước đó. Một người đàn ông lớn tuổi ở đấy khoảng 20 phút và cũng đã đi rồi.
Ngôi nhà vắng lặng. Cha của Mike vẫn mải mê làm việc trong phòng. Cuối cùng, sau cả tiếng đồng hồ chờ đợi, đúng 9 giờ, cha của Mike mới gọi tôi vào gặp ông.
“Bác
biết con muốn được tăng lương hoặc sẽ nghỉ việc” Người cha giàu vừa nói vừa
xoay ghế.
"Bác
đã không làm đúng thỏa thuận..." Tôi
nói mà gần như bật khóc. Thật kinh khủng khi một đứa trẻ 9 tuổi phải đối mặt
với người lớn.
“Bác
nói là bác sẽ dạy con nếu con làm việc cho bác. Con đã làm việc chăm chỉ, bỏ cả
những trận bóng chày để đến làm việc cho bác. Thế mà bác không giữ lời. Bác chẳng dạy con điều gì cả. Bác chỉ
muốn có tiền và không thèm quan tâm đến những người lao động. Bác bắt con phải
chờ đợi quá lâu và không tôn trọng con chút nào cả. Con chỉ là một đứa trẻ, và
con cần phải được đối xử tốt hơn chứ!” Tôi ấm ức tuôn ra một tràng.
Người
cha giàu nhìn chằm chằm vào tôi, rồi thong thả nói. "Không tệ. Trong vòng
chưa đầy một tháng, con nói chuyện giống như hầu hết những người làm việc cho
bác vậy”.
“Sao
cơ ạ?” Tôi ngơ ngác hỏi lại. Rồi
chẳng hiểu ông đang nói gì, tôi tiếp tục bất bình: "Con nghĩ bác sẽ giữ
đúng giao kèo và sẽ dạy con. Nhưng thật ra bác chỉ muốn hành hạ con
thôi..."
“Bác
vẫn đang dạy con đấy chứ” Người cha giàu bình thản nói.
“Dạy
con ư? Thậm chí bác còn không buồn nói chuyện với con kể từ khi con đồng ý làm
việc chỉ vì mấy xu lẻ này. 10 xu một giờ, thế đấy, lẽ ra con đã phải báo với
chính quyền về bác rồi. Bác biết mà, chúng ta có luật lao động trẻ em. Bác cũng
biết là cha con làm việc cho chính quyền…” Tôi
la lên giận dữ.
“Úi
chà, bây giờ thì con nói chuyện nghe y như những người đã từng làm việc cho bác
vậy. Những người đó hoặc bác cho nghỉ việc hoặc họ tự xin nghỉ rồi”.
“Bác
đã nói dối con. Con đã làm việc cho bác, nhưng bác đã không giữ lời. Bác đã
không dạy con điều gì cả.” Tôi nói dồn dập, cảm thầy mình thật can đảm.
“Sao
con nghĩ là bác không dạy con gì cả?" Người cha giàu hỏi lại.
Tôi
bĩu môi: "Bác đâu nói chuyện với con. Con đã làm việc được ba tuần, vậy mà
bác chẳng dạy con gì cả".
“Dạy
nghĩa là phải nói chuyện hoặc làm một bài diễn thuyết à?”. “Ừm, vâng ạ” Tôi dè dặt trả lời.
“Đó
là cách dạy ở trường, còn ở đời sẽ rất khác” người cha giàu mỉm cười nói.
"Đời sẽ chẳng hề nói gì với con mà chỉ xô đẩy con thôi. Khi cuộc đời xô
đẩy con, nó muốn nói rằng: “Dậy đi thôi, có một cái mới để học đây!” Khi bị đời
xô đẩy, một số người bỏ cuộc, một số người khác thì chiến đấu. Một số ít học
được những bài học và tiếp tục đi… Nếu con là loại người không có chút can đảm
nào, con sẽ bỏ cuộc mỗi lần cuộc đời xô đẩy con. Khi đó con sẽ sống một cuộc
sống sao cho an toàn, cố tránh những việc có thể không bao giờ xảy ra. Sau đó
con sẽ chết như một ông già tẻ nhạt. Nhưng sự thật là con đã để cho cuộc đời
đẩy con đến bên bờ khuất phục. Tận đáy lòng con là nỗi kinh hoàng khi phải mạo
hiểm. Con muốn chiến thắng, nhưng nỗi lo sợ thất bại còn lớn hơn cả niềm vui
chiến thắng. Con đã chọn sự an toàn mà”.
Tôi
nhìn cha của Mike một lúc lâu, rồi bật hỏi “Thế ra bác đã xô đẩy con ư?”.
Người
cha giàu mỉm cười "Bác muốn cho con nếm thử chút mùi vị cuộc đời. Các con
là những người đầu tiên đề nghị bác dạy cách làm giàu. Bác có hơn 150 nhân
công, nhưng chẳng ai hỏi bác về điều đó cả. Họ hỏi bác về công việc, tiền lương
mà không hề yêu cầu bác dạy về tiền bạc. Do đó, hầu hết mọi người dùng những
năm tháng tốt nhất trong đời để làm việc vì tiền mà thật sự không hiểu họ đang
làm việc vì cái gì".
Tôi
ngồi im lặng lắng nghe. “Khi Mike nói với bác là con muốn học cách làm giàu,
bác quyết định sẽ thiết kế một khóa học thật gần với cuộc sống thực. Vì thế mà
bác để cho đời xô đẩy con một chút, khi đó con sẽ thấm những điều bác nói.
Chính vì vậy, bác chỉ trả con 10 xu một giờ”.
“Vậy
bài học mà con học được khi làm việc để có 10 xu một giờ là gì? Là bác đã quá
keo kiệt và bóc lột nhân công à?” Tôi
vặn lại.
Người
cha giàu bật cười thật to “Đừng đổ lỗi cho bác và đừng nghĩ bác là nguồn gốc
của mọi vấn đề. Nếu con nhận ra rằng vấn đề là ở chính bản thân con, con mới có
thể thay đổi chính mình, học được cái gì đó và trở nên khôn ngoan hơn. Hầu hết mọi người đều muốn người khác thay
đổi chứ không muốn mình thay đổi. Khi không được như ý, họ nghỉ việc và đi
tìm một việc làm khác, lương cao hơn, vì họ nghĩ rằng những điều đó sẽ giải
quyết được vấn đề. Nhưng, họ đã lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp thì không
đâu”.
“Thế
cái gì sẽ giải quyết vấn đề?” Tôi
hỏi “Tiếp tục làm việc với 10 xu một giờ và cố vui à?”.
“Đó
là điều mà những người còn lại sẽ làm, chấp nhận tiền lương thấp dù biết rằng
họ và gia đình họ sẽ gặp khó khăn về tài chính. Họ trông chờ được nâng lương,
hoặc làm thêm một công việc thứ hai, hi vọng rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết
được vấn đề…”.
Tôi
gằm mặt nhìn xuống sàn, bắt đầu hiểu ra bài học mà người cha giàu đang nói đến.
BÀI HỌC SỐ 1.
Người
nghèo làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình.
Người
cha giàu tiếp tục giảng bài học đầu tiên cho tôi “Bác rất mừng khi con nổi giận
vì phải làm việc 10 xu một giờ. Nếu con không tức giận và chấp nhận nó một cách
vui vẻ bác sẽ không thể dạy con được. Con thấy đó, việc học thật sự phải mất
công sức, phải có sự đam mê và khát khao cháy bỏng. Sự giận dữ là một phần lớn
trong công thức đó, vì niềm đam mê là kết hợp của tình yêu và cơn giận. Khi nói
đến tiền bạc, hầu hết mọi người đều muốn được an toàn và bảo đảm. Vì vậy, không
phải niềm đam mê mà chính sự e ngại sẽ hướng dẫn họ. Nhiều tiền chưa hẳn đã
giải quyết được vấn đề. Hãy nhìn cha con mà xem. Ông ấy làm ra nhiều tiền, nhưng
vẫn không thể trả hết các hóa đơn. Hầu hết mọi người được cho tiền chỉ để mắc
nợ nhiều hơn mà thôi. Nguyên do vì ở trường, họ chẳng được học gì về tiền bạc
cả, vì vậy họ tin rằng phải làm việc để kiếm tiền”.
“Còn
bác không nghĩ vậy à?”, “Không,
không hẳn thế. Nếu con muốn học để làm việc vì tiền, hãy học ở trường. Còn nếu
muốn học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình, bác có thể dạy con, nhưng
chỉ khi con thật sự muốn học mà thôi”.
“Thế
không phải mọi người đều muốn học hay sao?".
“Không.
Vì học làm việc để có tiền thì dễ hơn rất nhiều, nhất là khi sự e ngại là cảm
giác đầu tiên khi nhắc đến tiền bạc.”
“Con
không hiểu” Tôi nhăn mặt nói.
“Chính
sự lo ngại là nguyên nhân khiến người ta phải làm việc, họ lo không có đủ tiền,
lo phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là cái giá của việc học một nghề nghiệp nào đó,
sau đó là phải làm việc vì tiền. Hầu hết mọi người trở thành nô lệ cho tiền
bạc... và sau đó họ nổi giận với ông chủ”.
“Học
cách buộc tiền bạc làm việc cho mình là một khóa học hoàn toàn khác hay sao
ạ?" Tôi hỏi. "Nhất định
rồi" người cha giàu nói. "Nhất định là vậy".
Chúng
tôi ngồi im đặng một lúc lâu. Giờ này có lẽ các bạn tôi đang bắt đầu trận bóng
chày, còn tôi thì đang học những điều mà bạn bè tôi sẽ không học được ở trường.
“Lúc
9 tuổi, con đã được nếm thử cảm giác thế nào là làm việc vì tiền. Chỉ cần nhân
một tháng vừa qua cho 50 năm, con sẽ hiểu hầu hết người ta phải làm gì suốt
đời." Người cha giàu nhẹ nhàng nói.
“Con
không hiểu…”
“Con
cảm thấy thế nào khi phải ngồi chờ bác để được thuê làm việc và để hỏi xin tăng
lương?”
“Thật
kinh khủng ạ?"
“Nếu
con chọn làm việc vì tiền, cuộc sống của con sẽ như thế đấy” Người cha giàu nói
tiếp "Và con cảm thấy thế nào khi bà Martin trả cho con 30 xu sau ba giờ
làm việc?"
“Con
cảm thấy không đủ. Có vẻ như nó không là gì cả. Con rất thất vọng”
“Đó
là cảm giác mà hầu hết các nhân viên cảm thấy khi họ nhận tiền lương, nhất là
sau khi phải trả thuế và những chi phí khấu trừ. Ít ra thì con cũng được nhận
100% rồi”
“Bác
muốn nói là hầu hết mọi người không được nhận toàn bộ tiền lương sao?” Tôi kinh ngạc hỏi.
"Rất
tiếc là không. Chính quyền sẽ lấy phần trước hết bằng các loại thuế. Con phải
trả thuế khi con làm ra tiền. Con phải trả thuế khi con tiêu xài tiền. Con phải
trả thuế khi con tiết kiệm tiền. Con phải trả thuế ngay cả khi con chết”
“Sao
lại như thế được ạ?” Tôi lúng búng hỏi. Tôi chẳng thích những điều tôi vừa nghe
chút nào. Tôi biết cha tôi thường xuyên phàn nàn vì phải trả thuế quá nhiều,
nhưng thật sự ông không làm gì cả. Có phải cuộc đời cũng đang xô đẩy ông hay
không?
Người
cha giàu chầm chậm đu đưa chiếc ghế và lặng lẽ nhìn tôi. "Bác đã nói rồi
có rất nhiều điều để học. Học cách khiến tiền bạc phải làm việc cho mình là
phải học suốt đời. Hầu hết mọi người học đại học trong bốn năm, sau đó không
học nữa. Họ đi làm. lãnh lương, cân đối thu chi, và thế thôi. Trên hết, họ vẫn
tự hỏi tại sao họ gặp những rắc rối về tiền bạc. Và họ nghĩ rằng có nhiều tiền
sẽ giải quyết được mọi chuyện. Một số rất ít nhận ra rằng chính vì họ không có
kiến thức về vấn đề tài chính nên mới nảy sinh các vấn đề khác.
Hôm
nay bác chỉ muốn xem liệu con có đủ say mê để học về tiền bạc hay không thôi.
Hầu hết mọi người đều không có. Họ đến trường, học một nghề gì đó, vui vẻ làm
việc và kiếm được nhiều tiền. Một ngày kia họ thức dậy với những rắc rối tài
chính khổng lồ và không thể ngưng làm việc được nữa. Đó là cái giá của việc chỉ
biết làm việc vì tiền thay vì học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình. Vậy con
có còn đủ say mê để học hay không?".
Tôi
gật đầu.
“Tốt
lắm”, người cha giàu nói. "Bây giờ quay lại làm việc đi. Lần này, bác sẽ
không trả con đồng nào cả". "Sao ạ?" Tôi kinh ngạc hỏi.
“Con
nghe rồi đấy. Không trả gì cả. Con vẫn sẽ phải làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy,
nhưng lần này con sẽ không được trả 10 xu một giờ nữa. Con nói con muốn học
không phải để làm việc vì tiền, do đó bác sẽ không trả con đồng nào hết”.
Tôi
không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa.
“Bác
đã nói chuyện này với Mike. Nó đang làm việc, lau bụi và chất các thùng hàng mà
không được nhận đồng nào cả. Có lẽ con nên nhanh lên và quay lại làm việc thôi”.
Tôi
la lên: “Như thế là không công bằng. Bác phải trả con cái gì chứ!”
“Con
đã nói là con muốn học mà. Nếu con không học bây giờ thì sau này con sẽ giống
như các nhân viên của bác, làm việc vì tiền và hy vọng không bị sa thải. Hoặc
giống như cha con, kiếm thật nhiều tiền chỉ để nợ nần đến tận cổ, luôn hy vọng
nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu đó là những điều con muốn, bác sẽ
tiếp tục trả con 10 xu một giờ như lúc đầu. Hoặc con có thể làm những điều mà
hầu hết mọi người sẽ làm: phàn nàn là tiền lương quá thấp, nghỉ việc và đi tìm
một công việc khác”.
Người
cha giàu vỗ đầu tôi và nói tiếp: "Hãy dùng cái này. Nếu con biết dùng cái
đầu của mình một cách tốt nhất sau này con sẽ phải cảm ơn bác vì đã cho con một
cơ hội, và con sẽ lớn lên thành một người giàu có".
Tôi
đứng đó, không tin nổi vào sự thỏa thuận non nớt của mình. Ban đầu tôi đến đây
để đòi tăng lương, còn bây giờ tôi phải tiếp tục làm việc mà không được trả đồng
nào cả.
Trong
ba tuần kế tiếp, Mike và tôi làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy mà không được trả
công. Công việc không làm tôi bực mình và mọi chuyện cũng dần trở nên dễ dàng
hơn. Điều vướng bận còn lại là phải bỏ những trận bóng chày và không thể mua
được vài cuốn truyện tranh nữa.
Vào
buổi trưa của tuần làm việc thứ ba, người cha giàu ghé lại chỗ chúng tôi. Sau
khi xem xét những việc đang diễn ra trong cửa hàng, ông bước đến tủ kem lạnh,
lấy ra hai cây, trả tiền và ra hiệu cho Mike và tôi cùng ra ngoài đi dạo. Cha
Mike đưa kem cho hai đứa tôi và hỏi: "Mọi việc thế nào rồi, hai chàng
trai?".
“Tốt
thôi ạ” Mike nói.
Tôi
gật đầu đồng ý.
Người
cha giàu lại hỏi “Đã học được gì chưa?”
Mike
và tôi nhìn nhau, nhún vai và đồng loạt lắc đầu.
TRÁNH
NHỮNG CẠM BẪY LỚN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI
“Các
con thấy không, bà Martin và hầu hết những người ở đây đều phải làm việc cật
lực để kiếm một ít tiền, bám vào viễn ảnh của một công việc bảo đảm, mong chờ
một kỳ nghỉ kéo dài ba tuần mỗi năm và một số lương hưu bủn xỉn sau mấy chục
năm làm việc. Nếu điều đó làm các con thấy hứng thú, cha sẽ nâng lương các con
lên 25 xu một giờ...”.
“Nhưng
đó là những người làm việc chăm chỉ. Bác đang chế giễu họ à?” Tôi hỏi.
Một
nụ cười thoáng qua trên gương mặt người cha giàu.
“Có
thể những lời nói của bác nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng bác đang cố gắng để các
con có thể thấy được một cái gì đó. Hầu hết mọi người không thấy được những cái
bẫy mà họ đang mắc vào chỉ vì tầm nhìn của họ quá hẹp”.
Mike
và tôi ngồi ngẩn ra đó, không hiểu rõ hết những gì vừa nghe. Người cha giàu nói
chuyện nghe thật tàn nhẫn. Tuy nhiên chúng tôi có thể cảm thấy ông đang rất
muốn chúng tôi hiểu được một điều gì đó.
Người
cha giàu mỉm cười "25 xu một giờ nghe có vẻ tuyệt đấy chứ? Nó có làm cho
tim các con đập nhanh hơn không?"
Tôi
lắc đầu.
“Thôi
được 1 đô la một giờ” Người cha
giàu nói cùng với một nụ cười kín đáo.
Tim
tôi đập mạnh. Trí óc tôi muốn hét lên: “Nhận đi! Nhận đi!” Tôi không thể tin vào những gì mình
đang nghe nữa. Nhưng tôi vẫn không nói gì cả.
"À
thế thì 2 đô la một giờ"
Bộ
óc và trái tim 9 tuổi của tôi gần như muốn nổ tung. Tôi không thể tưởng tượng
là mình có thể kiếm được ngần ấy tiền. Tôi muốn nói “vâng ạ” Tôi như thấy rõ
trước mắt một cái xe đạp mới, một bộ găng bóng chày mới và sự ngưỡng mộ của bạn
bè khi tôi xòe tiền ra. Nhưng không biết tại sao, tôi vẫn im lặng.
Cây
kem đang chảy xuống tay tôi. Bây giờ chỉ còn lại cái que và ở dưới đất là một
đống vani và sôcôla mà lũ kiến rất khoái. Người cha giàu nhìn hai đứa trẻ đang
chăm chăm ngó ông, mắt mở to và đầu óc trống rỗng. Ông biết rằng có một phần
trong chúng tôi muốn đồng ý thỏa thuận này. Ông biết trong tâm hồn của mỗi
người đều có một phần yếu đuối và tham lam mà người khác có thể mua được. Và
ông cũng biết rằng trong tâm hồn của mỗi người đều có một phần mạnh mẽ và quyết
tâm không bao giờ mua được cả.
Vấn
đề chỉ đơn giản là phần nào mạnh hơn mà thôi.
"Thôi
được rồi, 5 đô la một giờ"
Bỗng
dưng, lòng tôi chợt lắng lại. Điều gì đó đã thay đổi. Lời mời chào trở nên quá
lớn và đâm ra lố bịch. Vào năm 1956, không có nhiều người lớn có thể kiếm được
hơn 5 đô la mỗi giờ. Sự cám dỗ biến mất và sự bình tĩnh trở lại. Tôi chầm chậm
quay sang nhìn Mike. Nó quay lại nhìn tôi. Cái phần yếu đuối và tham lam trong
con người tôi đã im lặng. Có một sự điềm tĩnh và chắc chắn về tiền bạc đến với
trí óc và tâm hồn tôi. Tôi biết Mike cũng đang cảm thấy điều đó.
“Tốt
lắm. Hầu hết mọi người đều có một cái giá. Và họ có cái giá đó vì họ có những
cảm xúc mà ta gọi là nỗi lo sợ và sự tham lam. Đầu tiên, nỗi lo không có tiền
buộc họ phải làm việc, và khi họ lãnh lương thì sự tham lam hoặc lòng thèm muốn
khiến họ bắt đầu nghĩ đến những thứ tuyệt vời mà tiền bạc có thể mua được. Khi
đó thì một khuôn mẫu bắt đầu…" Người
cha giàu dịu dàng nói.
“Khuôn
mẫu nào ạ?” Tôi hỏi.
“Cái
khuôn mẫu của việc thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, thức dậy, đi làm, trả hóa
đơn… Sau đó thì cuộc sống của họ cứ kéo dài mãi chỉ với hai cảm giác: nỗi lo sợ
và sự tham lam. Khi được đưa ra nhiều tiền hơn, họ sẽ tiếp tục cái vòng luẩn
quẩn nêu trên bằng cách gia tăng các chi phí. Đó là cái mà cha gọi là Rat Race”. “Có một con đường khác hả
cha?” Mike hỏi.
“Có
đấy nhưng chỉ một ít người tìm ra nó. Đó là con đường mà cha hy vọng hai con sẽ
tìm ra khi học và làm việc với cha. Chính vì vậy mà cha đã đề nghị đủ loại tiền
lương cho hai con”.
“Cha
có ám chỉ gì không vậy? Tụi con thấy rất mệt khi phải làm việc nặng, nhất là
khi không được trả công gì cả” Mike nói nho nhỏ.
“Các
con có thấy những người làm việc cho cha không? Nỗi lo sợ không có tiền kìm giữ
họ trong cái cạm bẫy: đi làm, kiếm tiền, đi làm, kiếm tiền, hy vọng nỗi lo sẽ
vơi đi. Nhưng mỗi ngày khi họ thức dậy, sự lo lắng ấy thức dậy cùng họ, gặm
nhấm trái tim họ. Tiền bạc điều khiển cuộc sống của họ, nhưng họ không dám thú
nhận sự thật đó. Tiền bạc điều khiển cảm xúc và làm chủ luôn cả tâm hồn họ...”
Mike
và tôi lắng nghe nhưng không thật sự hiểu hết mọi điều… Tôi chỉ biết rằng tôi
vẫn thường tự hỏi tại sao những người lớn luôn phải vội vã đi làm, và trông họ
không bao giờ có vẻ hạnh phúc, như thể có một cái gì đó buộc họ phải đi làm
vậy…
“Cha
muốn hai con tránh được cái bẫy đó. Đó là điều mà thật sự cha đang dạy các con
chứ không phải chỉ dạy cách kiếm tiền, bởi vì tiền không giải quyết được vấn đề”
“Không
à?” Tôi ngạc nhiên hỏi.
“Không
hề. Người ta ham muốn tiền bạc vì những niềm vui mà họ nghĩ rằng nó có thể mua
được. Nhưng niềm vui do tiền bạc mang đến thường rất ngắn ngủi, và người ta lại
cần tiền để có được những niềm vui khác, những điều thú vị hơn, tiện nghi hơn,
an toàn hơn. Vì vậy mà họ tiếp tục làm việc, nghĩ rằng tiền sẽ làm dịu đi tâm
hồn đang khổ sở vì những nỗi lo sợ và lòng ham muốn của họ. Nhưng tiền không
thể làm được điều đó"
“Ngay
cả với những người giàu sao?”
“Ừ,
ngay cả với những người giàu. Nhiều người giàu khao khát kiếm tiền không phải
vì lòng ham muốn mà vì nỗi lo sợ bị nghèo túng, vì vậy họ tích lũy hàng tấn
tiền chỉ để cho nỗi lo sợ ấy ngày càng tệ hại hơn. Cha biết nhiều người có hàng
triệu đô la lại còn lo sợ hơn cả khi họ không có đồng nào trong túi. Họ rất lo
bị mất tiền. Nỗi sợ đã giúp cho họ giàu có nay lại càng tồi tệ hơn. Cái phần
yếu đuối và tham lam trong tâm hồn họ đang hét lớn hơn. Họ không muốn mất những
ngôi nhà lớn, những chiếc xe hơi và một cuộc sống cao sang mà tiền bạc đã đem
đến. Họ lo không biết bạn bè sẽ nói gì khi họ không còn tiền nữa. Rất nhiều người
cảm thấy tuyệt vọng và bị căng thẳng thần kinh dù trông họ rất lộng lẫy và đang
có nhiều tiền”.
“Thế
những người nghèo có hạnh phúc hơn không ạ?”. Tôi
rụt rè hỏi.
“Không.
Sự tránh né tiến bạc cũng chỉ là một kiểu loạn thần kinh giống như quá gắn bó với
tiền bạc thôi. Cha đã gặp rất nhiều người nói rằng họ không quan tâm đến tiền
bạc, nhưng lại làm việc để kiếm tiền 8 giờ một ngày. Nếu họ không quan tâm đến
tiền thì họ đi làm kiếm tiền để làm gì? Kiểu suy nghĩ đó có lẽ còn tệ hơn cả
những người chuyên tích cóp tiền bạc nữa...”.
“Thế
ta phải làm gì? Không làm việc kiếm tiền cho đến khi hết cảm thấy lo sợ và tham
lam hay sao?”
“Nếu
lo không đủ tiền, thay vì phải chạy đi làm việc ngay lập tức để kiếm tiền, hãy
tự hỏi rằng: ‘Liệu một công việc có phải là giải pháp tột nhất để vượt qua nỗi
lo này hay không?’ Theo cha thì câu trả lời sẽ là ‘Không’, đặc biệt là khi con
nhìn qua suốt một đời người. Công việc chỉ là một giải pháp ngắn hạn cho một
vấn đề dài hạn thôi. Cũng giống như câu chuyện về một con lừa kéo xe trong lúc
người chủ treo lủng lẳng một củ cà rốt trước mũi nó vậy. Người chủ có thể sẽ
đến được nơi mà ông ta muốn, còn con lừa thì chỉ đuổi theo một ảo tưởng thôi.
Nếu con lừa có thể nhìn thấy toàn cảnh bức tranh này, có thể nó sẽ suy nghĩ lại
xem có nên theo đuổi củ cà rốt nữa hay không...".
“Thế
bác khuyên con làm thế nào?” Tôi
băn khoăn hỏi.
“Hãy
cố nắm cho được sức mạnh của tiền bạc, đừng e sợ nó. Nói cho cùng thì chúng ta
đều là những người làm công cả, chỉ có điều là ở những mức độ khác nhau thôi.
Cha chỉ muốn hai con có cơ hội để nhìn rõ cái cạm bẫy này, cái cạm bẫy gây ra
bởi nỗi lo sợ và lòng ham muốn. Hãy kéo chúng về phe mình chứ đừng để chúng
chống lại mình. Đó là điều mà cha muốn dạy các con. Nếu đầu tiên mà các con
không thể giải quyết được nỗi lo sợ và lòng ham muốn, mà sau đó các con lại
giàu lên, thì các con sẽ chỉ là những nô lệ được trả lương cao mà thôi...”.
Trên
đường quay trở lại cửa hàng, người cha giàu giải thích cho chúng tôi biết người
giàu đã "làm ra tiền" như thế nào. Lúc đó, chúng tôi không hiểu ông
đang nói gì, nhưng nhiều năm trôi qua thì mọi thứ dần dần sáng tỏ...
NHÌN
THẤY NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC KHÔNG THẤY
Trước
khi leo lên chiếc xe tải nhỏ bên ngoài cửa hàng, cha Mike nói với chúng tôi:
"Hãy sử dụng đầu óc của mình. Cái đầu sẽ chỉ cho các con cách làm ra tiền
còn nhiều hơn số tiền cha có thể trả. Các con sẽ thấy được những điều mà người
khác không thấy. Cơ hội ở ngay trước mắt mọi người. nhưng hầu hết người ta
không thấy được chúng vì họ đang bận kiếm tiền và sự bảo đảm công việc nên họ
chỉ thấy được có hai thứ đó thôi. Một khi các con đã nhìn thấy cơ hội rồi thì
suốt đời các con sẽ nhìn ra chúng. Khi các con đã nhìn ra thì cha sẽ dạy cho
các con một điều khác…”.
Hai
tuần nữa trôi qua, chúng tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ, thảo luận với nhau và tiếp
tục làm việc không lương. Điều đáng buồn nhất với tôi khi không được hưởng 30
xu mỗi thứ Bảy là không có tiền mua truyện tranh nữa...
Hết
ngày thứ Bảy thứ hai, khi tạm biệt bà Martin, tôi chợt thấy bà làm một việc mà
trước đây tôi chưa từng thấy, nói đúng ra là đã từng thấy nhưng không chú ý
lắm...
Bà
Martin đang cắt trang đầu quyển truyện tranh làm đôi. Bà giữ lại nửa trên bìa
sách và quăng cả cuốn còn lại vào một thùng carton lớn. Khi tôi hỏi bà đang làm
gì, bà trả lời: "Bác bỏ nó đi. Bác đưa trả lại nửa trên bìa sách cho người
giao truyện tranh khi ông ta mang sách mới đến. Khoảng một tiếng nữa ông ấy sẽ
đến đây."
Mike
và tôi ngồi chờ. Khi người giao sách đến, tôi hỏi ông xem liệu chúng tôi có thể
lấy những cuốn truyện tranh này không. Ông trả lời: “Các cậu có thể lấy chúng
nếu các cậu làm việc cho cửa hàng và nếu các cậu không bán chúng lại…”
Nhà
Mike có một căn phòng còn bỏ trống ở tầng hầm. Chúng tôi lau dọn căn phòng thật
sạch sẽ và bắt đầu chất hàng trăm cuốn truyện tranh vào. Sau đó, thư viện
truyện tranh của chúng tôi nhanh chóng được khai trương, với khách hàng là bọn
trẻ trong xóm. Chúng tôi thuê chị gái của Mike, một người rất thích đọc sách,
đến làm thủ thư. Chị ấy lấy mỗi đứa trẻ 10 xu khi vào thư viện, và trong hai
tiếng mở cửa mỗi ngày, khách hàng của chúng tôi có thể đọc bao nhiêu cuốn
truyện cũng được. Như thế bọn trẻ rất có lời vì mua một cuốn truyện tranh phải
mất 10 xu, nhưng với 10 xu đó, nếu đến thư viện của chúng tôi, trong hai giờ
chúng có thể đọc đến 5, 6 cuốn.
Chị
của Mike sẽ kiểm tra bọn trẻ khi chúng ra về, để chắc chắn rằng chúng không đem
quyển nào về nhà. Chị ấy cũng giữ gìn những quyển sách, ghi lại có bao nhiêu
đứa trẻ vào xem, chúng tên gì và chúng bình luận gì... Tính trung bình sau ba
tháng, Mike và tôi kiếm được 9.5 $ một tuần. Mỗi tuần chúng tôi trả cho chị của
Mike 1$ và cho chị ấy đọc truyện thoải mái, dù rất hiếm khi chị ấy đọc truyện
vì lúc nào chị cũng phải học bài cả.
Mike
và tôi thu thập tất cả truyện tranh từ những cửa hàng khác. Chúng tôi giữ lời
hứa với người giao sách là sẽ không bán đi cuốn truyện tranh nào cả. Khi chúng
bị rách nát, chúng tôi đốt đi. Chúng tôi cố gắng mở một chi nhánh nữa, nhưng
không thể tìm ra một người nào tốt bụng và có thể tin tưởng được như chị của
Mike.
Ngay
từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hiểu được rằng: tìm được những nhân viên tốt là
rất khó.
Người
cha giàu rất vui vì chúng tôi đã học bài học đầu tiên rất tốt - học cách buộc
tiền bạc phải làm việc cho mình. Không được trả lương cho công việc ở cửa hàng,
chúng tôi đã bị buộc phải suy nghĩ để tìm ra một cơ hội kiếm tiền. Khi bắt đầu
công việc kinh doanh, mở cửa thư viện truyện tranh, chúng tôi đã tự quản lý vấn
đề tài chính của mình, không còn phụ thuộc vào một ông chủ nào khác nữa. Điều
tốt nhất là việc kinh doanh này đã sinh ra tiền bạc cho chúng tôi, thậm chí cả
khi chúng tôi không cần có mặt ở đó.
Thay vì trả công, người cha
giàu đã cho chúng tôi nhiều hơn thế…
No comments:
Post a Comment