5/14/11

Bậc 2: Người tiết kiệm


Những người này thường để dành một khoản tiền “nhỏ” đều đặn. Họ bỏ tiền vào những công cụ thấp rủi ro, thấp lãi suất như tài khoản tiết kiệm, tài khoản định kỳ.
Nếu họ có tài khoản hưu trí cá nhân, họ sẽ đầu tư vào một ngân hàng hay một tài khoản tiền mặt trong một quỹ tương hỗ.
Những người này thường tiết kiệm để tiêu dùng hơn là để đầu tư (chẳng hạn họ tiết kiệm để mua một tivi mới, chiếc xe mới,…). Họ rất trung thành vào việc trả tiền mặt. Họ rất sợ hay tín dụng. Thay vào đó, họ thích sự an toàn của tiền trong ngân hàng.
Ngay cả khi chứng minh với họ trong bối cảnh kinh tế ngày nay, tài khoản tiết kiệm chỉ đem lại lãi suất âm (sau khi trừ lãi suất tiết kiệm của ngân hàng với mức lạm phát và mức thuế thu nhập), họ vẫn không dám chấp nhận rủi ro. Họ không biết rằng đồng đô la Mỹ mất 90% trị gia từ năm 1950, và tiếp tục mất giá ở mức hàng năm nhiều hơn mức lãi suất mà ngân hàng trả cho họ. Những người này thường mua những kế hoạch bảo hiểm nhân thọ lớn bởi vì họ yêu thích cảm giác của sự an toàn và ổn định.
Những người thuộc nhóm này thường phí phạm thời gian vốn là tài sản quý nhất mà họ cố dành dụm. Họ bỏ hàng giờ cắt mẫu phiếu khuyến mãi trên tờ báo, còn ở trong siêu thị thì cản trở người khác để cố tranh thủ tiết kiệm vài đồng mua sắm.
   Thay vì chỉ cố để dành từng đồng tiền, lẽ ra họ dùng thời gian học cách đầu tư. Nếu họ bỏ ra 10.000 đô la vào quỹ John Templeton vào năm 1954 và quên bẵng nó đi, đến năm 1994 họ có 2,4 triệu đô la trong tay. Hoặc giả sử họ bỏ 10.000 đô vào quỹ Quantum của George Soros vào năm 1969, đến năm 1994 họ kiếm được 22,1 triệu đô la. Thay vì thế, chính nhu cầu đòi hỏi về sự an toàn tận sâu trong lòng họ phát sinh từ nỗi sợ đã khiến họ tiết kiệm trong những khoản đầu tư có mức lời ít ỏi, như tài khoản tiết kiệm của ngân hàng.
Bạn thường nghe nói, “Tiết kiệm 1 xu là tiết kiệm được 1 xu”, hay như, “Tôi đang tiết kiệm cho mấy đứa nhỏ”. Sự thực lại là thường chính sự bất ổn điều khiển chi phối họ và cuộc đời họ. Mặt khác, họ lại thường thay đổi xoành xoạch bản thân họ cũng như những đối tượng mà họ muốn để dành tiền cho. Hầu như họ hoàn toàn đối lập với kiểu đầu tư bậc 1.
    Tiết kiệm là một ý tưởng tốt trong thời đại Nông nghiệp. Nhưng một khi chúng ta bước vào thời đại Công Nghiệp, tiết kiệm không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Việc chỉ biết để dành tiền thậm chí trở nên tệ hại khi đô la Mỹ không còn được bảo chứng bằng vàng, và khi chúng ta gặp phải thời kỳ lạm phát khiến cho chính phủ in tiền như điên. Người tiết kiệm trong thời điểm này là kẻ thua cuộc. Dĩ nhiên, khi xảy ra giai đoạn giảm phát, họ có thể thắng cuộc, nhưng chỉ khi nào đồng tiền vẫn được in còn một thứ giá trị gì đó.
      Tiết kiệm là một thói quen tốt. Bạn nên có một nguồn tiền mặt bằng tổng chi phí sinh hoạt cho từ sáu tháng đến 1 năm. Thế nhưng sau khi tiết kiệm được khoản tiền đó, hãy nên nhớ có những công cụ đầu tư tốt hơn và an toàn hơn nhiều so với tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng. Bạn bỏ tiền tiết kiệm vào ngân hàng mức 5% trong khi đó người khác được 15% đó có phải là cách đầu tư không vậy bạn?

Thế nhưng, nếu bạn không chịu học cách đầu tư và thường xuyên âu lo về các rủi ro tài chính, thế thì tiết kiệm là một chọn lựa tốt hơn đầu tư. Bạn sẽ không phải lo nghĩ nhiều nếu như bạn chỉ giữ tiền trong ngân hàng và các chủ ngân hàng sẽ yêu thích bạn lắm. Mà tại sao lại không yêu thích bạn? Bạn hãy nhìn xem, cứ mỗi một đồng bạn bỏ vào tài khoản tiết kiệm, ngân hàng cho vay từ 10 dến 20 đồng ở mức lãi suất “chắc đẹp’’ đến 19% , trong khi chỉ trả cho bạn không quá 5% một năm. Tại sao tất cả chúng ta lại không trở thành ngân hàng nhỉ?

Bạn có biết ai thuộc cấp bậc 2 không?

No comments:

Post a Comment

Thị trường

Giáo dục Việt Nam

Bóng Đá Quốc Tế

Khỏe - Đẹp

Cười

'Ranh' ngôn